(HBĐT) - Được sự giới thiệu của lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, chúng tôi về thăm xã Hợp Thành, đơn vị dẫn đầu của huyện về phát triển KT-XH năm 2016 vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, người dân trong xã tập trung xuống đồng sản xuất vụ chiêm - xuân.
Đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Năm 2016, kinh tế của xã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đạt gần 13%. Nông nghiệp tiếp tục là mũi nhọn với tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 425 ha với các loại cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả cao như lúa, ngô và các loại rau, màu. Bên cạnh việc khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn. Chính quyền xã vận động nhân dân tu sửa mương, bai dẫn nước đảm bảo nguồn nước tưới cho cây màu. Nhờ tích cực áp dụng các biện pháp KH-KT, thâm canh tăng vụ nên tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm qua đạt hơn 2.150 tấn, bằng 113% so với cùng kỳ. Giá trị canh tác trên một diện tích đạt 54 triệu đồng/ha lúa; 100 triệu đồng/ha cây màu (rau, đậu), tăng khá nhiều so với những năm trước đây. Xã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phát triển các ngành nghề TTCN. Toàn xã hiện có 10 xưởng chổi chít, 3 cơ sở hàn xì, 4 xưởng mộc... Giải quyết việc làm cho 300- 400 lao động tại chỗ với mức lương ổn định khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Người dân xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng bí cho giá trị kinh tế cao.
Song song với thúc đẩy kinh tế phát triển, xã Hợp Thành quan tâm đảm bảo và nâng cao đời sống an sinh xã hội cho người dân. Hiện nay, trạm y tế xã đã được công nhân đạt chuẩn quốc gia góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Nhiều năm qua, xã không có trường hợp sinh con thứ 3 và tảo hôn. Về giáo dục, 3 trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 góp phần tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh việc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, xã có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên giáo dục mũi nhọn phát triển. Mỗi năm, xã có từ 5 - 10 em đạt học sinh giỏi cấp huyện trở lên.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Những năm qua, xã cũng tạo được dấu ấn khá đặc biệt, đó là huy động các nguồn lực, động viên nhân dân phát triển KT- XH, xây dựng NTM. Trong 6 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí trên 60 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân. Cùng với đó là sự đồng lòng, chung sức của nhân dân trong phát triển kinh tế, hiến đất làm đường giao thông. Đến nay, xã Hợp Thành đã hoàn thành 19 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 27,5 triệu đồng (đạt 114% kế hoạch), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,2%. Đời sống người dân tiếp tục được nâng lên, AN-QP được giữ vững. Hiện, chính quyền xã đang hoàn thiện hồ sơ chờ thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn NTM.
(HBĐT) - Trong tháng 1/2017, tỉnh ta đã quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 73,2 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có tổng số 449 dự án đầu tư, trong đó, 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 468,2 triệu USD và 420 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 62.330 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa dành 1,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình trồng, chăm sóc cam sạch tại xã Tây Phong (Cao Phong) giai đoạn 2017 - 2019.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực trên 27,5 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 9.102 triệu đồng; ngân sách huyện 700 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 15.512 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 2,2 tỷ đồng; nhân dân hiến 31.093 m2 đất các loại để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.
(HBĐT) - Chiều 15/2, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị công bố Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và Cụm công nghiệp Yên Mông (khu 1 + khu 2), thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công thương, GTVT, NN&PTNT, TT&TT cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn thành phố, địa phương nơi quy hoạch Đồ án.
(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.