(HBĐT) - Những năm qua, Sở GTVT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy KT-XH. Tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu để đầu tư hạ tầng giao thông. Hầu hết các tuyến quốc lộ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp. Một số tuyến đường tỉnh đang được cải tạo, nâng cấp như: đường 433 ( km 0 - km 23), đoạn Đà Bắc - Phù Yên - Sơn La; đường 431 (Chợ Bến- Quán Sơn)...

Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình dài gần 25,7 km, có tổng mức đầu tư 2.375 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2017.ảnh: Nhà thầu tổ chức thi công tuyến đường khu vực xã Yên Quang (Kỳ Sơn).

 

Năm 2016, Sở GTVT đã tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ GTVT đưa 50 cầu dân sinh vào diện ưu tiên số 1 để đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vùng khó khăn. Tỉnh cũng chú trọng duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông, đồng thời đẩy mạnh phong trào phát triển giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện chất lượng giao thông, thúc đẩy kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh.

 

Sở GTVT đã tham mưu tăng cường QLNN trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Nhìn chung các dự án đầu tư hạ tầng giao thông được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng và phát huy hiệu quả đầu tư. Kết cấu hạ tầng ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Toàn tỉnh có trên 6.200 km đường giao thông các loại. Chất lượng mặt đường được nâng lên đáng kể, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% đối với quốc lộ, đạt 98,3% đối với mạng đường khu vực xã đặc biệt khó khăn, đạt 97,5% đối với đường tỉnh, đạt 72,2% đối với đường huyện, đạt 51% đối với đường xã, liên xã, đạt 100% đối với đường đô thị.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở GTVT, do điều kiện địa hình chia cắt, các nguồn vốn đầu tư cho giao thông gặp nhiều khó khăn. Về cơ bản hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, cấp kỹ thuật của đường thấp, tỷ lệ mặt đường có kết cấu bê tông nhựa, xi măng thấp. Các công trình vượt sông, vượt suối còn thiếu và yếu. Chất lượng hạ tầng giao thông kém nhiều so với các tỉnh lân cận, nhất là tuyến đường đối ngoại.

 

Trong định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh xác định tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành phố, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH. Trong đó, ưu tiên hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm như hoàn thành giai đoạn 1 đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình năm 2017, đồng thời mở rộng dự án này; xây dựng một số cầu qua sông Đà, xây dựng tuyến đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường Cun Pheo - Hang Kia - QL 6; đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đối ngoại như QL 70 - Hòa Bình đi Phú Thọ; quốc lộ 6, đường tỉnh 433 đi Sơn La; đường 438, 438 B đi Ninh Bình, quốc lộ 15 đi Thanh Hóa. Tập trung nâng cấp tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV, đường liên huyện và tuyến đường đấu nối với các quốc lộ đạt cấp V. Đối với giao thông nông thôn nâng cấp đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI với 100% tuyến đường huyện và 70% đường xã được cứng hóa mặt đường. Đồng thời tổ chức tốt công tác duy tu, sửa chữa kéo dài tuổi thọ và năng lực khai thác của hạ tầng giao thông. Tỉnh cũng huy động các nguồn vốn thực hiện dự án nạo vét tuyến đường thủy nội địa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch, thực hiện xây dựng các bến cảng trên tuyên sông Đà và sông Bôi.

 

                                                                                    L.C

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Gìn giữ thương hiệu Vàng rau hữu cơ Lương Sơn

(HBĐT) - Năm 2016, Tổng hội NN & PTNT Việt Nam công bố các thương hiệu, sản phẩm được bình chọn “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” sau gần 4 tháng bình chọn nghiêm túc trên 63 tỉnh, thành phố. Ban tổ chức đã khảo sát, bình chọn ngẫu nhiên với hơn 650 sản phẩm nông nghiệp của tất cả các vùng, miền trên cả nước, trong đó có 378 sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao... Lần đầu tiên có sản phẩm tham dự, rau hữu cơ huyện Lương Sơn là một trong 79 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt được vinh danh Vàng.

Tháng giêng không chỉ là… tháng ăn chơi

(HBĐT) - “Có hội hè, chúc tụng nhưng hơi hướng của Tết chỉ kéo đến hết ngày 4/2 (tức ngày 8 tháng giêng), ngay sau đó, người dân đã đồng loạt xuống đồng gieo cấy vụ chiêm - xuân. Làm cho kịp thời vụ, có năng suất, hiệu quả, đời sống được nâng cao thì mới lại có... hội hè”. Đó là lời bộc bạch của một người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vừa cấy xong nhánh mạ cuối cùng trên thửa ruộng màu mỡ ven QL 12B.

Huyện Lương Sơn cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập

(HBĐT) - Trong những năm qua, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp của huyện Lương Sơn đã có bước chuyển biến rõ rệt. Kinh tế trang trại, kinh tế hộ phát triển mạnh, nhiều hộ đầu tư cải tạo vườn tạp, vườn đồi, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, tạo ra các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ kinh tế vườn, đồi. Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi vẫn còn một số tồn tại, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng KH-KT vào thâm canh, sản xuất hạn chế. Mặt khác, công tác quản lý chất lượng giống cây trồng còn nhiều bất cập; năng suất, sản lượng chưa cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.

Huyện Lạc Sơn: Hình thành 3 trang trại nuôi đại gia súc bán chăn thả

(HBĐT) - Với mục tiêu tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, trên địa bàn huyện Lạc Sơn vừa hình thành 3 trang trại chăn nuôi bán chăn thả kết hợp trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi tại xã Tân Mỹ, Chí Thiện và Phúc Tuy.

Toàn tỉnh trồng khoảng 11.000 ha cây màu vụ xuân

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã cơ bản cấy xong lúa chiêm xuân (trên 14.000 ha), chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai. Một số địa phương cấy vượt so với kế hoạch như: Thành phố Hòa Bình vượt 7,4% kế hoạch, huyện Kỳ Sơn vượt 2%, 2 huyện Lạc Thủy, Yên Thủy đạt 100%.

Thị trường sau Tết ổn định

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Đinh Dậu đã trôi qua, diễn biến thị trường sớm ổn định trở lại. Theo ghi nhận của lực lượng chức năng trong kiểm tra, kiểm soát sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân ít biến động, duy có giá mặt hàng rau xanh tăng nhẹ, phổ biến từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, gạo tẻ thường dao động từ 11.000 - 13.000 đồng/kg, giá thịt lợn không tăng so với thời điểm trước Tết. Thị trường hàng hóa duy trì bình ổn tạo tâm lý ổn định cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất - kinh doanh và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục