(HBĐT) - Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được cộng đồng doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng mang lại sinh khí mới cho sự phát triển của doanh nghiệp, bước đầu tạo ra sự chuyển động tích cực từ chính quyền tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lành mạnh. Để Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, cần có cơ chế giám sát trách nhiệm đối với các sở, ngành chức năng, nhất là cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động doanh nghiệp của người dân, xây dựng chính quyền từ quản lý sang phục vụ doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển.

Ông Hà Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP 26/3 kiến nghị cần có cơ chế giám sát trách nhiệm thực hiện chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại buổi làm việc của Hiệp hội Doanh nghiệp với Chủ tịch VCCI đầu năm 2017.

Mục tiêu và quan điểm xuyên suốt coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, bảo vệ doanh nghiệp an toàn, doanh  nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; gỡ bỏ mọi rào cản, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo động lực cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự… 

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tỉnh đã ban hành những kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh 2 năm 2016-2017, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.  UBND tỉnh đã ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về thực hiện Nghị quyết số 35, tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bước đầu thu được kết quả nhất định. Một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và người dân có những cải thiện hơn. Cụ thể, việc cấp mã số doanh nghiệp còn 2 ngày làm việc khi giải quyết cấp mới chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bổ sung thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 2 ngày, nhiều trường hợp trả kết quả trong ngày. Rút ngắn thời gian làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án bảo đảm thời gian quy định của Luật Đầu tư (tương đương 30 ngày, bằng 3/4 thời gian quy định của Luật); rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cấp GCN quyền sử dụng đất; phê duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng còn khoảng 3/4 thời gian quy định của Luật. Giảm thời gian thanh tra thuế còn bình quân 8 ngày, thời gian kiểm tra thuế 4,5 ngày; điều chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; thực hiện thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa đối với xuất khẩu không quá 14 ngày, nhập khẩu không quá 13 ngày, giảm thời gian tiếp cận điện năng xuống dưới 33 ngày…Chương trình gặp mặt Càfê doanh nhân bước đầu tạo ra sự chuyển động của bộ máy hành chính trong hỗ trợ doanh nghiệp. 

Tại các buổi đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh, VCCI, các doanh nghiệp trong tỉnh đều cho rằng: đã có sự chuyển động trong thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Thế nhưng tinh thần Nghị quyết số 35, tạo làn gió mới truyền lửa cải cách của Chính phủ tạo sự thay đổi căn bản trong cách hành xử của cán bộ, công chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển còn một khoảng cách dài.  

Các doanh nghiệp vẫn đứng trước nhiều sức ép trong khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh. Sự phối hợp giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai còn chậm, rườm rà, nhiều khi làm doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, nản lòng nhà đầu tư. Cơ chế thỏa thuận đền bù trong giải phóng mặt bằng bất cập và rất khó khăn. Giá thuê đất, thuê hạ tầng cao hơn so với mặt bằng chung của khu vực. ông Nguyễn Văn Chung, chi hội DN bờ trái sông Đà cho rằng: Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập. Việc quy định cơ chế doanh nghiệp tự thỏa thuận trong GPMB các dự án ngoài ngân sách rất khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã thỏa thuận và hầu hết các hộ dân đồng ý, thế nhưng chỉ còn một người không đồng ý là không giải quyết được và dự án đình trệ. Tiến độ, thời gian với doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng cán bộ, công chức chỉ cần gạch 1 đầu dòng thêm một khâu, thêm một sở. Doanh nghiệp rất khổ. Cuộc họp có chuyên viên, Phó Giám đốc đi nhưng Giám đốc không đồng ý là công việc không giải quyết được. Cơ quan quản lý cần xem doanh nghiệp đang cần gì, cần tháo gỡ khó khăn gì xắn tay cùng giải quyết thì Nghị quyết số 35 mới đáp ứng được lòng mong mỏi của doanh nghiệp. 

ông Hà Văn Thắng, Tổng Gíam đốc Công ty CP 26/3 bày tỏ quan điểm: Cần bám sát 6 nội dung cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị xúc tiến đầu tư tìm hiểu xem doanh nghiệp vướng mắc gì, khó khăn ở đâu để có sự tập trung chỉ đạo giải quyết hiệu quả. Đặc biệt phải có sự giám sát chặt chẽ cơ chế giao việc và chịu trách nhiệm với công việc được giao của các sở, ngành, cán bộ, công chức, có như vậy mới khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao như công ty TNT.  

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Cao Sơn phân tích: Tại sao Hòa Bình chưa có doanh nghiệp lớn bởi thực tế phần lớn doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đang đứng trước nhiều khó khăn. Việc thanh tra, kiểm tra về cơ bản chưa thay đổi nhiều. Về giải phóng mặt bằng chuyển động rất chậm và ách tắc. Tiếp cận vốn khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước thì doanh nghiệp vất vả quanh năm cũng chỉ đủ trả lãi ngân hàng…  

UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trong đó tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng bộ máy chính quyền đồng hành hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp và người dân.

 

                                                                        Lê Chung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Giao tăng 180 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách

(HBĐT) - Trong quý I/2017, NHCSXH tỉnh được giao tăng 180 tỷ đồng chỉ tiêu tín dụng chính sách cho 4 chương trình tín dụng gồm chương trình hộ nghèo tăng thêm 70 tỷ đồng; chương trình hộ cận nghèo tăng thêm 50 tỷ đồng; chương trình hộ mới thoát nghèo tăng thêm 40 tỷ đồng; chương trình NS&VSMT tăng thêm 20 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có 453 dự án đầu tư

(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 20 tỷ đồng, nâng số dự án được quyết định chủ trương đầu tư từ đầu năm đến nay lên 5 dự án với tổng vốn đăng ký 151 tỷ đồng.

Gỡ khó công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh đang có nhiều dự án được triển khai. Huyện đã tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án.

Huyện Lạc Thủy: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 45%

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được huyện Lạc Thuỷ quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Dồn điền, đổi thửa ở huyện Yên Thủy - cơ hội xây dựng những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho nông dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, giảm chi phí và công lao động. ảnh: Nông dân xóm Ao Hay, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) chăm sóc ngô vụ xuân trên những mảnh ruộng liền khoảnh.

Nông dân xã An Lạc khấm khá hơn nhờ trồng ớt xuất khẩu

(HBĐT) - Nhờ có doanh nghiệp lo đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm, đồng thời hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật… nhiều hộ nông dân ở xã An Lạc (Lạc Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa, trồng ngô kém hiệu quả sang trồng ớt xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục