(HBĐT) - Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, xã Trung Hòa (Tân Lạc) mới đạt 6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%.

 

Tính đến hết năm 2016, xã Trung Hoà đã hoàn thành các tiêu chí: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện, bưu điện, cơ cấu lao động, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, AN - TTXH. Bên cạnh những tiêu chí đã đạt được, các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Trục đường liên xã từ  QL6 đến UBND xã dài 10 km hiện đã xuống cấp trầm trọng, mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún; trục đường liên thôn, xóm mới bê tông hóa được 2,3/26 km (chiếm 9%); trục đường ngõ, xóm mời bê tông hoá 0,18/14,65 km (chiếm 1,2%). Các tuyến kênh mương kiên cố hoá 4,9/12,9 km (chiếm 38%), chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân. Hệ thống cơ sở vật chất tại trường học, trạm y tế xã, nhà văn hoá xã còn thiếu thốn. Ngoài ra, trên địa bàn xã hiện chưa có điểm tập kết, thu gom và xử lý rác thải, vì vậy, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân. 

  Đường giao thông nông thôn tại xóm Tầm, xã Trung Hoà (Tân Lạc) chưa đuợc bê tông hoá gây khó khăn trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá.

Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn trong xây dựng NTM, đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho biết: “Nguyên nhân  dẫn đến nhiều tiêu chí trong xây dựng NTM đạt tỷ lệ thấp là do thiếu các nguồn lực hỗ trợ. 6 năm qua, xã mới huy động được nguồn vốn trên 2 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 880 triệu đồng, vốn từ chương trình, dự án lồng ghép trên 1 tỷ đồng, còn lại là nhân dân đóng góp. Chính vì vậy, nguồn lực trên không đủ để đáp ứng việc tu sửa, xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu.

Cùng cán bộ UBND xã Trung Hòa, chúng tôi đến xóm Thung, 1 trong 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng xóm Thung trăn trở: “Đối với nhân dân xóm Thung, khó khăn nhất phải kể đến đường giao thông nông thôn. Con đường từ UBND xã đến xóm dài 8 km chủ yếu là đường đất gây cản trở việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Các mặt hàng nông sản tại đây thường có giá thấp hơn thị trường trung bình từ 400 - 500 đồng/kg. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, việc tới trường của trẻ nhỏ cũng gặp khó khăn. Các cháu phải dậy từ 4h để đi học cho kịp giờ lên lớp. Bên cạnh đó, các hộ dân trong xóm hiện đang sử dụng nguồn nước được dẫn từ các khe suối, không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Năm 2016, thu nhập bình quân người dân xóm Thung chỉ đạt 7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60%.

Nhìn từ xóm Thung có thể thấy rằng, hành trình xây dựng NTM của xã Trung Hoà còn nhiều gian nan, thử thách. Bên cạnh thiếu hụt các nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu, người dân nơi đây  loay hoay tìm cây trồng mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Bùi Văn Thích cho biết thêm: Trong thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực xây dựng NTM qua nhiều hình thức như hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đóng góp ngày công lao động. Đồng thời khuyến khích nhân dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, xã mong muốn nhận được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân, đồng thời góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM.      

                                                                        Đức Anh 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc phát triển chăn nuôi đại gia súc

(HBĐT) - Ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, chứng tỏ là hướng phát triển kinh tế hiệu quả mang lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân.

Huyện Đà Bắc: Tháng 2, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 2,112 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 2, tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Đà Bắc đạt 2,112 tỷ đồng, luỹ kế 2 tháng đầu năm đạt 2,36 tỷ đồng, bằng 14,08% dự toán HĐND huyện giao.

TP Hòa Bình: Duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9 công trình, dự án

(HBĐT) - Trong tháng 2, cấp ủy, chính quyền thành phố Hòa Bình đã chỉ đạo ngành chức năng hoàn thiện và duyệt cấp 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. Trong đó, cấp mới 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp; cấp đổi, cấp lại 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp; hợp thửa 3 giấy chứng nhận; chuyển mục đích 2 giấy chứng nhận.

Thành phố Hòa Bình tăng cường các biện pháp phòng chống dịch H7N9

(HBĐT) - Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, thành phố Hòa Bình địa bàn tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ và các huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Đà Bắc. Trên địa bàn 12 chợ lớn nhỏ cùng mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy khá thuận lợi.

Huyện Lương Sơn đánh giá quá trình mở rộng vùng sản xuất rau hữu cơ

(HBĐT) - Ngày 9/3, phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn phối hợp với dự án ADDA và hội Nông dân huyện tổ chức hội nghị đánh giá quá trình mở rộng vùng sản xuất rau hữu cơ năm 2016 và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức sản xuất trong năm 2017.

Để Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp thực sự đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được cộng đồng doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng mang lại sinh khí mới cho sự phát triển của doanh nghiệp, bước đầu tạo ra sự chuyển động tích cực từ chính quyền tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lành mạnh. Để Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, cần có cơ chế giám sát trách nhiệm đối với các sở, ngành chức năng, nhất là cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động doanh nghiệp của người dân, xây dựng chính quyền từ quản lý sang phục vụ doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục