(HBĐT) - Trước đây, trên cánh đồng không mấy bằng phẳng của xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) người dân trồng sắn để cải thiện cuộc sống nhưng kết quả mong đợi không cao. Cũng với cánh đồng này, khi Dự án Giảm nghèo triển khai liên kết trồng và tiêu thụ mía đường kể từ niên vụ 2016, trong đó bà con được hỗ trợ giống, phân bón, kết nối với đơn vị tổ chức thu mua giúp đỡ về kỹ thuật và đầu ra sản phẩm, thu nhập của người dân đã có sự khác biệt, đời sống khấm khá hơn.

 

  Nhân dân vùng Dự án Giảm nghèo xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) thu hoạch mía liên kết trồng và tiêu thụ.

Khi chúng tôi đến cánh đồng Vín Hạ cũng là lúc bà con đang bận rộn thu hoạch mía cuối vụ. Ai nấy lưng áo đẫm mồ hôi nhưng trên khuôn mặt, ánh nhìn của người nông dân chan chứa niềm lạc quan, phấn khởi. Xe chở nguyên liệu tiến vào tận bãi, bà con chỉ việc chặt, buộc thành từng vác nhỏ, cân rồi xếp gọn lên xe. Anh Bùi Văn Luân, trưởng nhóm liên kết trồng và tiêu thụ mía chia sẻ: Bà con mừng lắm, không ngờ khi chuyển sang trồng mía, tham gia liên kết, lợi ích đem lại thấy rõ. Mừng nhất là mía phát triển rất tốt, bình quân năng suất đạt 70 - 73 tấn/ha. Với giá thu mua từ Công ty mía đường Hòa Bình ổn định, thay vì 20 - 30 triệu đồng/ha như khi trồng sắn, mỗi ha mía bà con có mức thu nhập trên, dưới 80 triệu đồng. Toàn bộ diện tích cánh đồng 14 ha hiện đã trồng mía theo mô hình liên kết trồng và tiêu thụ, tổng  cộng có 98 hộ dân trong xóm tham gia. Bà con sau thu hoạch niên vụ đầu đã triển khai ngay việc chăm sóc cho diện tích mía lưu gốc.

Tại xã đặc biệt khó khăn Ngọc Lâu, liên kết trồng và tiêu thụ mía đường triển khai ở niên vụ 2016 đem lại cho bà con vùng nghèo những tín hiệu vui. Liên kết được thực hiện tập trung ở các xóm Xê, Khộp, Đầm, Băng với tổng diện tích trên 30 ha. Đến thời điểm này, bà con nông dân đã thu hoạch gần xong diện tích mía đã trồng, năng suất xấp xỉ 80 tấn/ha. Theo đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã, so với trồng sắn, trồng ngô thì trồng mía cho thu nhập cao hơn. Mặt khác, đầu ra sản phẩm được Dự án liên kết bao tiêu nên các hộ yên tâm sản xuất. Thấy rõ lợi ích của việc tham gia mô hình liên kết trồng và tiêu thụ, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện khi dự án triển khai, đồng thời tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng mía với dự kiến tăng lên 80 ha trong năm nay. Trên đà thành công, nguyện vọng của các hộ nghèo mong muốn cùng với mở rộng diện tích sẽ được Dự án tiếp tục hỗ trợ một phần, người dân được vay vốn ưu đãi của ngân hàng và yếu tố đầu ra ổn định.

Liên kết trồng và tiêu thụ được Dự án Giảm nghèo tỉnh thực hiện từ giai đoạn 2010 – 2015 và nhân rộng ở giai đoạn bổ sung kéo dài 2016 - 2018. Có một lợi thế là ở giai đoạn này, huyện Lạc Sơn được xác định là vùng trọng điểm cung cấp mía nguyên liệu tại chỗ cho Công ty mía đường Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Tấn, Phó Ban quản lý Dự án giảm nghèo huyện cho biết: Mô hình liên kết là một trong những hoạt động trọng tâm góp phần cải thiện sinh kế. ở giai đoạn trước, dự án đã triển khai các liên kết trồng gừng, chanh leo nhưng phải đến liên kết trồng và tiêu thụ mía, hiệu quả mang lại mới rõ rệt. Trong khuôn khổ mô hình liên kết, các vùng Dự án trên toàn huyện hiện trồng 123ha. Thông qua tham gia liên kết, bà con cơ bản nắm bắt quy trình kỹ thuật. Trồng mía cũng phù hợp với trình độ canh tác thuần nông, chất đất và khí hậu nơi đây. Năng suất, sản lượng thu hoạch mía vừa qua minh chứng cho việc bước đầu thực hiện thành công, tạo chuỗi liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp bao tiêu gắn bó. Phía Dự án hi vọng với việc hỗ trợ sản xuất và làm cầu nối liên kết, hộ nghèo, cận nghèo ở các xã vùng nghèo được hỗ trợ sinh kế, tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.

                                                                                 

                                                                    Bùi Minh 

 

 

   

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục