(HBĐT) - Có dịp về Hợp Thành (Kỳ Sơn) những ngày này mới thấy tinh thần NTM đang trở thành “làn sóng” thi đua sôi nổi của người dân nơi đây. Những con đường được mở rộng, bê tông hóa trên từng làng quê, ngõ xóm. Những ngôi nhà cao tầng thấp thoáng trong những vườn cây ăn quả xanh tốt. “Bức tranh” NTM hiện lên thật đẹp và gần gũi.

 

Cùng sải bước trong khuôn viên sân vận động trung tâm xã và nhà văn hoá xã trong giai đoạn hoàn thiện, đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Với xã Hợp Thành, việc xây dựng NTM không phải chạy theo thành tích mà phải làm cho nhân dân có cuộc sống ổn định, ngày càng khấm khá hơn, biết khơi dậy được sức mạnh lòng dân để phát triển KT -XH. Đó cũng chính là “chìa khóa” tạo ra những thành công của xã trong xây dựng NTM bền vững.  

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà ở xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Với diện tích hơn 1 ha, có thể nói đây là sân vận động xã hoành tráng nhất. Với phương châm đổi đất lấy công trình, xã đã vận động được 13 hộ dân đổi đất 5% lấy 2.600 m2 đất ruộng xây dựng nhà văn hoá trung tâm và sân vận động trung tâm xã.  

Giai đoạn 2011-2016, tổng số vốn huy động xây dựng NTM ở xã Hợp Thành trên 98, 5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước trên 47 tỷ đồng, riêng nguồn đóng góp của nhân dân trên 31 tỷ đồng, chiếm 31%. Trong 5 năm đã có 355 hộ hiến 40.374 m2 đất các loại để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Con số này một lần nữa khẳng định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thực sự là chủ trương đúng đắn, có sức lan tỏa lớn trong xã hội, phát huy được sức mạnh và nội lực của nhân dân trong xã.  

Từ chỗ thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua CVĐ hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, nhân dân trong xã đã cải tạo, xây mới 150 nhà ở, 10.000 m2 cổng ngõ, tường rào, nhà tắm, nhà tiêu để có cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Từ phong trào chung đã có nhiều tập thể, cá nhân sẵn sàng bỏ công, hiến đất, phá bỏ hàng rào, trụ cổng để có những con đường rộng, tạo sức lan tỏa trong mỗi làng quê. Thành công của xã Hợp Thành trong xây dựng NTM là để người dân và cộng đồng thực sự làm chủ, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình.  

Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao thu nhập cho người dân. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, nhiều cơ sở sản xuất chổi chít, đồ mộc được mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Cùng với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhân dân đã và đang triển khai thực hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả như trồng bưởi da xanh, bưởi Diễn, ớt xuất khẩu, thanh long ruột đỏ, cây có múi... Đời sống vật chất của nhân dân ngày được nâng cao. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt 14 triệu đồng / người, đến năm 2016 tăng lên 25 triệu đồng /người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,04%. Xã xuất hiện nhiều gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế như hộ ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng với mô hình trồng thanh long ruột đỏ và cam cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng /năm; hộ các ông: Nguyễn Văn Phụng, Nguyễn Văn ơn, xóm Múc nuôi bò sinh sản và bò thịt cho thu nhập 80 triệu đồng /năm...  

Việc xã đạt chuẩn NTM năm 2016 đánh dấu sự đồng lòng và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã. Trong thời gian tới, xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển bền vững.

 

                                                                   Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Người góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của đồng bào Mông xã Pà Cò

(HBĐT) - Ngày 14/1/2010, Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện đề án “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò”.

Lao động ồ ạt xa quê: Giải pháp nào giữ chân người lao động ?

(HBĐT) - Những năm gần đây, cứ sau Tết Nguyên đán, lao động nông thôn lại rủ nhau rời quê hương đi tìm kiếm việc làm. Thực tế, đằng sau câu chuyện lao động ồ ạt xa xứ là những hệ lụy buồn đối với cả người ra đi và người ở lại. Vậy, đâu là giải pháp giữ chân người lao động tại địa phương?

Xóm Bãi Xe - điểm sáng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Nam Thượng là một trong những xã đang có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT) khá năng động ở huyện Kim Bôi với hiệu quả kinh tế thiết thực. Để có được những bước chuyển đó không thể không nhắc đến xóm Bãi Xe, xóm được coi là lá cờ đầu trong phong trào CĐCCKT ở Nam Thượng.

Huyện Đà Bắc phát triển chăn nuôi đại gia súc

(HBĐT) - Ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, chứng tỏ là hướng phát triển kinh tế hiệu quả mang lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân.

Huyện Đà Bắc: Tháng 2, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 2,112 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 2, tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Đà Bắc đạt 2,112 tỷ đồng, luỹ kế 2 tháng đầu năm đạt 2,36 tỷ đồng, bằng 14,08% dự toán HĐND huyện giao.

TP Hòa Bình: Duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9 công trình, dự án

(HBĐT) - Trong tháng 2, cấp ủy, chính quyền thành phố Hòa Bình đã chỉ đạo ngành chức năng hoàn thiện và duyệt cấp 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. Trong đó, cấp mới 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp; cấp đổi, cấp lại 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp; hợp thửa 3 giấy chứng nhận; chuyển mục đích 2 giấy chứng nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục