(HBĐT) - Lạc Thủy có giống bản địa trọng lượng vừa tầm, chắc thịt, chất lượng thơm ngon được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Kể từ năm 2013 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy đưa mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy vào sản xuất, tương lai không xa giống gà này sẽ có tên trong sách Atlas chăn nuôi Việt Nam.
Tại xã Đồng Tâm, có một nông dân đang góp sức bảo tồn giống gà Lạc Thủy. Anh được nhiều người biết đến với biệt danh “Tuấn gà”, người ở thôn Đồng Đễ. Gia trại của gia đình anh Tuấn rộng 3 - 4 ha nằm trên quả đồi thoai thoải hình bát úp. Được xây dựng từ năm 2011, diện tích chủ yếu của gia trại trồng các loại cây ăn quả có múi. Cùng thời gian này, anh kết hợp đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi gia cầm, chọn hướng chăn nuôi giống gà bản địa. Anh Tuấn cho biết: “Nguồn giống ban đầu được chọn mua trong dân, sau đóứ gia đình tự sản xuất giống. Hiệu quả chăn nuôi thấy rõ qua các năm bởi giống gà này có khả năng chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, tận dụng nguồn thức ăn tự kiếm. Bình quân mỗi năm xuất 2 lứa gà thịt, gia đình thu được vài trăm triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra thấp. Hiện nay, trại gà duy trì trên, dưới 2.000 con /lứa. Gà thương phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó”.
Anh “Tuấn gà” ở thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) với gia trại gà bản địa duy trì nuôi trên, dưới 2.000 con /lứa.
Một hộ chăn nuôi khác cũng chuyên tâm phát triển và tham gia bảo tồn giống gà Lạc Thủy bản địa là anh Quách Trung Hiếu ở thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm. Năm 2014, anh Hiếu được Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn là 1 trong 3 hộ nuôi khảo nghiệm gà Lạc Thủy. Với quy mô gần 300 con, gia đình anh Hiếu đã triển khai theo hướng nuôi nhốt kết hợp chăn thả giúp tận dụng diện tích đất đồi rừng hiện có. Anh Hiếu cho biết: “Khoảng 22 tuần tuổi thì gà đến kỳ xuất bán, gà trống có trọng lượng từ 1,9 kg - 2 kg, gà mái 1,5 - 1, 6 kg. Ngoài nuôi lấy thịt, tôi còn nuôi gà đẻ trứng, khả năng đẻ trứng của giống gà này từ 100 - 130 quả /năm”. Hiện nay, anh Hiếu duy trì nuôi gà Lạc Thủy nhằm khẳng định mô hình, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân rộng, bảo tồn giống gà quý hiếm của địa phương.
Theo thống kê, rà soát trên địa bàn huyện có hàng chục hộ nuôi gà bản địa quy mô lớn. Ngoài các hộ kể trên còn những điển hình khác như bà Hà Thị Lý ở thôn Tân Lâm – xã Phú Thành, ông Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Phú Thắng – xã Phú Thành... Trên đà bảo tồn, nhân rộng, ở một số xã như Đồng Tâm, An Bình, An Lạc, Phú Thành hiện có trên 50% hộ nuôi gia cầm lựa chọn nuôi gà bản địa theo hình thức tập trung với quy mô 500 - 1.000 con.
Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, bà con tự sản xuất giống là chính, từ đó tạo dựng vùng giống nhân dân. Đặc biệt, với thị trường lớn, nhu cầu quanh năm, tiêu thụ chính tại địa bàn Hà Nội, Hà Nam, hộ chăn nuôi gà Lạc Thủy tiếp tục mở rộng vùng sản xuất cũng như quy mô đàn. Cùng với những nông hộ, địa phương đã và đang triển khai các chương trình, dự án phát triển nuôi, trong đó có Dự án bảo tồn, xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy. Sở Khoa học và Công nghệ đã khảo nghiệm thành công mô hình và hoàn tất các thủ tục công nhận giống bổ sung vào danh sách các nguồn gen vật nuôi bản địa của Việt
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhu cầu tìm mua bất động sản thuộc phân khúc đất nền trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nhất là những tháng đầu năm 2017 có xu hướng nóng dần. Theo phân tích từ giới chuyên môn, sự nóng lên của phân khúc đất nền hiện nay tập trung tại các khu trung tâm, còn lại giá đất vùng ven chưa có nhiều khởi sắc.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 3 km, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có tổng diện tích tự nhiên là 16,8 7 km2, dân cư được phân bố thành 6 xóm với 4 dân tộc cùng chung sống, nghề nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi. Những năm gần đây, ngành nghề dịch vụ, du lịch phát triển góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. Tháng 12/2015, sau nhiều năm phấn đấu, xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo nhân dân trên địa bàn giữ vững xã đạt NTM.
(HBĐT) - Xuất hiện ổ dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò, hiện tượng chó nghi dại cắn người và vật nuôi, các bệnh khác xảy ra lẻ tẻ trên đàn gia cầm… là những quan ngại, cảnh báo người chăn nuôi cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt, trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.
(HBĐT) - Trong tháng 2, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và giải quyết việc làm theo quy định. Tổ chức cho vay đúng đối tượng góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” theo Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục thuế tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội lấy ý kiến đóng góp vào Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Đề án phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.