(HBĐT) - Nhằm giúp bà còn nông dân có thêm lựa chọn giống mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, từng bước chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tích cực, hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, vụ mùa năm 2016, Trạm KN -KL huyện Lạc Sơn đã phối hợp với UBND xã Xuất Hoá thực hiện mô hình trình diễn “Cánh đồng một loại giống” tại xứ đồng Bãi, xóm Ngải quy mô 7 ha. Huyện hỗ trợ 60 triệu đồng thực hiện mô hình.

 

Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) chăm sóc lúa xuân trên cánh đồng 1 loại giống.

 

Giống lúa được lựa chọn thực hiện mô hình là giống TBR 225 với 38 hộ tham gia. Đây là những hộ có kinh nghiệm sản xuất, tuân thủ nghiêm, mong muốn đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tự nguyện tham gia, có năng lực đầu tư, đánh giá kết quả, có khả năng tuyên truyền, vận động. Trạm cùng với cán bộ khuyến nông xã và lãnh đạo xóm tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa TBR 225 cho các hộ tham gia mô hình. Giai đoạn đầu vụ sau cấy gặp thời tiết thuận lợi, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh mạnh. Giai đoạn giữa vụ, nhiều ngày mưa liên tục thuận lợi cho lúa sinh trưởng vươn lóng và làm đòng. Giai đoạn cuối, thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng  lúa trỗ bông và phơi màu. Qua theo dõi đối chứng với giống lúa CR 203 cho thấy, giống TBR 225 tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%, sức nảy mầm khoẻ. Sau cấy, chiều cao cây trung bình 100 cm, đẻ nhánh sớm, trỗ bông tập trung, bông lúa dài 24-28 cm, hạt xếp xít, hạt thóc dài và nhỏ, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống CR 203 7 ngày.

 

Đây là giống có thời gian ngắn hơn các giống ở địa phương, phù hợp với phương thức luân canh 3 vụ /năm. Tình hình và mức độ nhiễm sâu bệnh của cả 2 giống lúa TBR 225 và giống đối chứng CR 203 đều nhiễm khô vằn đến ngưỡng phải xử lý, do phát hiện sớm và xử lý kịp thời nên đã ngăn chặn được sự lây lan, phát triển của bệnh. Năng suất là vấn đề quan trọng khi sản xuất lúa, yếu tố năng suất quyết định giống lúa có được đưa vào sản xuất hay không. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy, giống TBR 225 cho số hạt chắc bình quân / bông là 153 hạt, nhiều hơn CR 203 52 hạt; năng suất thực thu đạt trên 7 tạ /ha, cao hơn giống đối chứng gần 2 tạ /ha. Qua tính toán hiệu quả kinh tế, giống TBR 225 có chi phí đầu tư về giống và phân bón 7, 6 triệu đồng, cho thu trên 42 triệu đồng, lãi so với đầu tư trên 34, 5 triệu đồng.

 

Đồng chí Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm KN -KL huyện Lạc Sơn cho biết: Cánh đồng cấy một loại giống thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất, làm đất, chăm sóc, điều tiết nước thuận lợi hơn. Kết thúc mô hình, các hộ trực tiếp tham gia mô hình theo dõi về giống lúa TBR 225 đánh giá, đây là giống có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, thơm nhẹ, đẻ nhánh, trỗ bông tập trung, cây cứng chịu thâm canh, phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác của địa phương. Có sức kháng sâu bệnh khá, có thể mở rộng diện tích gieo cấy trên toàn huyện Lạc Sơn. So với cánh đồng truyền thống, cánh đồng 1 loại giống có chi phí sản xuất giảm, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn 15 - 20%. Do đó, để xây dựng được những cánh đồng như thế cần phải có chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa.

 

Từ thành công của cánh đồng 1 loại giống vụ mùa năm 2016, vụ xuân 2017, xóm Ngải, xã Xuất Hoá tiếp tục nhân rộng mô hình. Đồng thời, huyện Lạc Sơn nhân rộng ra xã Tân Mỹ từ 3-5 ha; các xã Văn Nghĩa, Tân Lập, Phúc Tuy quy mô khoảng 3 ha.

 

                                                                 Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huy động vốn ngân hàng trên 366 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 2, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và giải quyết việc làm theo quy định. Tổ chức cho vay đúng đối tượng góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo.

Tăng cường quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 15/3, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” theo Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục thuế tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh.

Lấy ý kiến vào các Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội lấy ý kiến đóng góp vào Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Đề án phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.

Thực hiện quy chế dân chủ góp phần xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khởi điểm xây dựng NTM từ năm 2011, xã Tu Lý (Đà Bắc) mới đạt 9 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm. Hết năm 2016, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, kết hợp với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đã giúp xã hoàn thành 16 tiêu chí, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xã Hợp Thành tự tin về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Có dịp về Hợp Thành (Kỳ Sơn) những ngày này mới thấy tinh thần NTM đang trở thành “làn sóng” thi đua sôi nổi của người dân nơi đây. Những con đường được mở rộng, bê tông hóa trên từng làng quê, ngõ xóm. Những ngôi nhà cao tầng thấp thoáng trong những vườn cây ăn quả xanh tốt. “Bức tranh” NTM hiện lên thật đẹp và gần gũi.

Sửa đổi bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 -2020

(HBĐT) - Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016-2020 thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009; các quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2016; bộ tiêu chí từ 39 nội dung tăng lên 49 nội dung. Trong đó có 8 tiêu chí giữ nguyên; 6 tiêu chí sửa đổi, bổ sung; 5 tiêu chí và 13 nội dung phân cấp cho tỉnh hướng dẫn thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục