(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội lấy ý kiến đóng góp vào Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Đề án phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Quang cảnh hội nghị.
Đề án phát triển chăn nuôi bền vững đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, giá trị ngành chăn nuôi đạt 30% và đến năm 2025, đạt 35%, trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp; giảm chi phí trung gian 0,5%/năm, mức tăng trưởng bình quân 7.08%/năm; tổng kinh phí thực hiện đề án 1590 tỷ đồng. Đề án cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc đặt mục tiêu: duy trì ổn định đàn trâu đạt 11 vạn con vào năm 2020, tốc độ tăng sản lượng thịt đạt 6%/năm; đến năm 2020 đàn bò đạt 7 vạn và đạt 7,7 vạn vào năm 2025, sản lượng bò tăng bình quân 9%/năm; đưa số lượng bò laisind của tỉnh đạt 50% tổng đàn bò; kinh phí thực hiện đề án 504 tỷ đồng.
Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến của cơ quan chuyên môn, các sở ngành và các huyện thành phố đánh giá thực trạng, định hướng, quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, nguồn lực kinh phí để tổ chức thực hiện bảo đảm tính khả thi của đề án. ..Trong đó nhiều ý kiến đồng quan điểm: Việc phát triển ngành chăn nuôi cần bảo đảm quy hoạch chung vừa tạo điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phát huy lợi thế các loại vật nuôi chủ lực của địa phương nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tiếp cận thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường; thực hiện cải tạo phát triển chăn nuôi đại gia súc có chất lượng phát triển chăn nuôi bền vững.
PV
(HBĐT) - Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, xã Trung Hòa (Tân Lạc) mới đạt 6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%.
(HBĐT) - Trước đây, trên cánh đồng không mấy bằng phẳng của xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) người dân trồng sắn để cải thiện cuộc sống nhưng kết quả mong đợi không cao. Cũng với cánh đồng này, khi Dự án Giảm nghèo triển khai liên kết trồng và tiêu thụ mía đường kể từ niên vụ 2016, trong đó bà con được hỗ trợ giống, phân bón, kết nối với đơn vị tổ chức thu mua giúp đỡ về kỹ thuật và đầu ra sản phẩm, thu nhập của người dân đã có sự khác biệt, đời sống khấm khá hơn.
(HBĐT) - Ngày 14/1/2010, Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện đề án “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò”.
(HBĐT) - Những năm gần đây, cứ sau Tết Nguyên đán, lao động nông thôn lại rủ nhau rời quê hương đi tìm kiếm việc làm. Thực tế, đằng sau câu chuyện lao động ồ ạt xa xứ là những hệ lụy buồn đối với cả người ra đi và người ở lại. Vậy, đâu là giải pháp giữ chân người lao động tại địa phương?
(HBĐT) - Nam Thượng là một trong những xã đang có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT) khá năng động ở huyện Kim Bôi với hiệu quả kinh tế thiết thực. Để có được những bước chuyển đó không thể không nhắc đến xóm Bãi Xe, xóm được coi là lá cờ đầu trong phong trào CĐCCKT ở Nam Thượng.
(HBĐT) - Ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, chứng tỏ là hướng phát triển kinh tế hiệu quả mang lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân.