(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm xã Thanh Hối vào đầu tháng 3 trong không khí se lạnh. Hoa bưởi trắng tinh khôi thơm man mác khắp núi đồi, trải xuống ruộng, trên đường làng.
Năm nay, gia đình anh Bùi Văn Nghiệp, xóm Chiềng Đông, xã Thanh Hối (Tân Lạc) có 6n ha bưởi vào thời kỳ kinh doanh, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn.
Tìm đến nhà ông Bùi Văn Nhơn, trưởng xóm Chiềng Đông, người tiên phong từ trồng keo, mía, nuôi trâu, bò vỗ béo và bây giờ là một trong những hộ đứng đầu về trồng bưởi của xã Thanh Hối. Ông Nhơn vừa dẫn đoàn khách của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đi thăm quan, học tập mô hình trồng bưởi ở phía đồi xa. Ở nhà chỉ còn vợ chồng anh Bùi Văn Nghiệp, người con út. Anh Nghiệp cho biết: “Cụ đã ngoài 70 tuổi, nhờ trời sức khỏe vẫn tốt, ngày nào cũng lên đồi thăm bưởi”. Mời khách thưởng trà trong vườn bưởi đang nở trắng tinh khôi, anh Nghiệp tâm tư: “Nhiều năm trước khó mà hình dung cuộc sống người dân có của ăn, của để như bây giờ. Mấy năm rồi, xã Thanh Hối chuyển đổi mạnh sang trồng bưởi và người dân có cuộc sống dư giả từ cây trồng này. Ngày càng nhiều gia đình bỏ túi hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ có cả tiền tỷ từ trồng bưởi đỏ. Vụ vừa rồi, bưởi được mùa, được giá. Năm ngoái, người dân Thanh Hối tiếp tục thắng vụ bưởi. Giá bán bình quân từ 20.000 - 30.000 đồng /quả. Xuân này, thời tiết thuận lợi, bưởi đơm hoa trắng vườn, mang lại hy vọng cho một mùa bưởi mới”.
Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Nhơn giờ đã trở thành nơi thăm quan, học tập của người dân ngoại tỉnh từ Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng… Anh Nghiệp khiêm tốn, ngại nói chuyện làm ăn chuyện trồng bưởi. Cả đồi keo hơn 4 ha giờ đã chuyển thành đồi bưởi. Tổng diện tích bưởi của gia đình tới 6 ha. Năm nay khoảng 700 cây cho thu hoạch. Cây nhiều có tới 500-700 quả, ít cũng hơn trăm quả, trung bình khoảng 200 quả. Giá bán tại vườn vụ vừa rồi lấy buôn 26.000 đồng, tính nhẹ cỡ 4 - 4, 5 triệu đồng/cây. Qua vụ thu hoạch bưởi, anh tính mua xe bán tải để đi đồi lấy phân bón, tiện cho chăm sóc cây. Đến nay chẳng có loại cây nào hiệu quả như cây bưởi. Chỉ có 25 m2 ở nông thôn làm gì có thu nhập được 5 triệu đồng /năm. Đối với người dân Thanh Hối đất giờ có giá. Người dân đưa bưởi phủ kín vườn, đưa lên đồi keo, xuống ruộng màu, ruộng cấy không chắc ăn.
Trò chuyện với đồng chí Bùi Văn Phon, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối được biết: Cây bưởi có mặt trên địa bàn xã từ lâu và phát triển mạnh vào những năm gần đây. Bưởi dễ trồng, chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, ngọt dịu được thị trường chấp nhận và không phải lo đầu ra. Hàng năm, vào vụ thu hoạch, khách hàng ở Hà Nội, Hải Dương lên đặt hàng tại vườn. Mừng nhất là người dân đã yêu đất, yêu cây, gắn bó và làm giàu trên đồng đất quê hương. Quỹ đất được khai thác triệt để. Trình độ thâm canh bưởi của người dân nâng lên rất nhiều. Người dân vùng bưởi còn tìm kiếm cơ hội thầu đất để trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh.
Năm nay, thời tiết khá thuận, cây bưởi khỏe, hoa nở và kết trái nhiều, chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn nhiều. Diện tích bưởi cả xã lên tới 250 ha, chiếm gần 1/3 diện tích bưởi của toàn huyện Tân Lạc. Trong đó, diện tích bưởi cho thu hoạch đạt gần 100 ha. Vụ vừa rồi, niềm vui của người dân nhân đôi vì được mùa bưởi và giá ổn định, cùng với đó mía cũng được giá, bán 5.000 đồng /cây. Từ trồng bưởi, diện mạo nông thôn, đời sống người dân Thanh Hối đổi thay mạnh mẽ. Thanh Hối có gần 6.300 nhân khẩu, thu nhập bình quân đạt gần 24 triệu đồng /năm, hộ nghèo còn 12,6%. Xã Thanh Hối đang tạo điều kiện cho người dân cải tạo vườn tạp, tiếp cận với KH -KT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hiệu quả quỹ đất để trồng bưởi.
Thanh Hối hương bưởi nhẹ nhàng, hứa hẹn vụ thu mới, tạo bước chuyển mạnh mẽ khai thác các tiềm năng, lợi thế, xây dựng vùng bưởi hàng hóa đem lại cơ hội đổi đời cho người dân.
Lê Chung
(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Yên Lập (Cao Phong) mới đạt 7 tiêu chí, còn nhiều tiêu chí khó cần khắc phục, nhất là tiêu chí về giao thông nông thôn.
(HBĐT) - Nhu cầu tìm mua bất động sản thuộc phân khúc đất nền trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nhất là những tháng đầu năm 2017 có xu hướng nóng dần. Theo phân tích từ giới chuyên môn, sự nóng lên của phân khúc đất nền hiện nay tập trung tại các khu trung tâm, còn lại giá đất vùng ven chưa có nhiều khởi sắc.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 3 km, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có tổng diện tích tự nhiên là 16,8 7 km2, dân cư được phân bố thành 6 xóm với 4 dân tộc cùng chung sống, nghề nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi. Những năm gần đây, ngành nghề dịch vụ, du lịch phát triển góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. Tháng 12/2015, sau nhiều năm phấn đấu, xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo nhân dân trên địa bàn giữ vững xã đạt NTM.
(HBĐT) - Xuất hiện ổ dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò, hiện tượng chó nghi dại cắn người và vật nuôi, các bệnh khác xảy ra lẻ tẻ trên đàn gia cầm… là những quan ngại, cảnh báo người chăn nuôi cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt, trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.
(HBĐT) - Trong tháng 2, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và giải quyết việc làm theo quy định. Tổ chức cho vay đúng đối tượng góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” theo Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục thuế tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh.