(HBĐT) - Là xóm khó khăn như một ốc đảo bị chia cắt bởi dòng sông Bôi và các triền núi cao, do vậ có thời điểm hầu hết các hộ trong xóm đều là hộ nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, đời sống người dân xóm Mặc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo.

 

 

 

Từ nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo, nhiều hộ ở xóm Mặc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã từng bước thoát nghèo. ảnh: Trong chuồng của gia đình anh Bùi Văn Chè duy trì từ 4 - 5 con trâu nuôi nhốt vỗ béo. 

 

Đưa chúng tôi đi quanh xóm, chỉ vào những ngôi nhà sàn cột bê tông khang trang anh Bùi Văn Chè, trưởng xóm Mặc chia sẻ: Nghe các cụ kể lại, trước đây, do địa hình bị chia cắt, biệt lập giống như một ốc đảo, không có đường bộ, muốn vào xóm phải lội sông. Đời sống của người dân, quanh năm đói kém, làm chẳng đủ ăn. Nhiều người theo nhau lên núi đào vàng, bỏ mặc tất cả. Vì thế tên xóm Mặc có lẽ bắt nguồn từ đó. Đời sống khó khăn nên trước đây chẳng ai dám nghĩ cuộc sống của người dân trong xóm rồi sẽ khá lên như thế này. Trong 127 hộ của xóm, hiện nay trên 90% hộ có nhà xây kiên cố và cơ bản có tiện nghi hiện đại sinh hoạt. Có được kết quả này, theo đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ là do người dân trong xóm đã thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất phù hợp với thực tế, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, đặc biệt là tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Theo trưởng xóm Mặc Bùi Văn Chè, nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo ở xóm Mặc bắt đầu từ năm 2012. Gia đình anh Bùi Văn Mẻo là hộ đầu tiên trong xóm nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo. Thời điểm ấy, con trâu của gia đình ông Mẻo bán được 55 triệu đồng sau 1 năm nuôi nhốt vỗ béo. Thấy được hiệu quả kinh tế, các hộ trong xóm đến học hỏi kinh nghiệm và vay vốn đầu tư phát triển. Tính đến nay, hầu hết các hộ trong xóm đều có chuồng và nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo với tổng đàn trâu 256 con và 37 con bò. Tính bình quân mỗi nhà có từ 2 - 3 con. Do chủ động được nguồn thức ăn là cỏ voi và các phụ phẩm từ trồng mía nên cá biệt, có nhà nuôi từ 5 - 7 con. Đáng nói là từ cách làm này đã có nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo.

 

Không chỉ thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá từ nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo, các hộ ở xóm Mặc còn thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống bằng việc phát triển nghề chăn nuôi. Gia đình chị Bùi Thị Phượng, Bùi Thị Xim hiện là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xóm, trong năm 2016 đã được các hộ trong xóm quyên góp, giúp đỡ mua lợn sinh sản. Từ sự giúp đỡ đó, các hộ từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Từ cách làm thiết thực, hiệu quả này, trong năm 2016, xóm có 5/19 hộ được công nhận thoát nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

 

Theo trưởng xóm Mặc Bùi Văn Chè, hiện cả xóm còn 11 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo, theo kế hoạch trong năm 2017, xóm giúp đỡ để ít nhất 5 hộ thoát nghèo. Chi bộ và Ban quản lý xóm xác định hỗ trợ các hộ thoát nghèo chính bằng nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo. Năm 2016, xóm đạt mức thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng. Vượt so với chỉ tiêu của chi bộ đề ra đạt 18 triệu đồng /người/năm. Trở thành một trong những xóm có mức thu nhập bình quân cao nhất của xã. Đời sống người dân được cải thiện và ngày càng nâng cao góp phần đảm bảo ANTT. Theo đó, liên tục trong nhiều năm qua, xóm giữ vững là địa bàn trong sạch không có ma tuý, không có người vi phạm pháp luật. Hàng năm có trên 90% hộ được công nhận gia đình văn hoá...

 

 

                                                                      Mạnh Hùng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Góp sức xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy

(HBĐT) - Lạc Thủy có giống bản địa trọng lượng vừa tầm, chắc thịt, chất lượng thơm ngon được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Kể từ năm 2013 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy đưa mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy vào sản xuất, tương lai không xa giống gà này sẽ có tên trong sách Atlas chăn nuôi Việt Nam.

Giá trị sản xuất CN -TTCN đạt 95, 2 tỉ đồng

(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề truyền thống như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, gia công cơ khí, chế biến nông, lâm sản.

Xóm Bái Trang 1 ấm no nhờ trồng sả

(HBĐT) - Những ngày này, xóm Bái Trang 1, xã Đông Lai (Tân Lạc) tấp nập xe vào thu mua sả của bà con. Những vườn sả xanh mướt, phủ kín triền đồi cằn cỗi xưa kia, nay đem lại cuộc sống ấm no cho người nông dân nơi này.

Tín hiệu vui từ thực hiện cánh đồng một loại giống ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhằm giúp bà còn nông dân có thêm lựa chọn giống mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, từng bước chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tích cực, hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, vụ mùa năm 2016, Trạm KN -KL huyện Lạc Sơn đã phối hợp với UBND xã Xuất Hoá thực hiện mô hình trình diễn “Cánh đồng một loại giống” tại xứ đồng Bãi, xóm Ngải quy mô 7 ha. Huyện hỗ trợ 60 triệu đồng thực hiện mô hình.

Đường giao thông nông thôn còn nhiều gian khó

(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Yên Lập (Cao Phong) mới đạt 7 tiêu chí, còn nhiều tiêu chí khó cần khắc phục, nhất là tiêu chí về giao thông nông thôn.

Nóng dần phân khúc đất nền

(HBĐT) - Nhu cầu tìm mua bất động sản thuộc phân khúc đất nền trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nhất là những tháng đầu năm 2017 có xu hướng nóng dần. Theo phân tích từ giới chuyên môn, sự nóng lên của phân khúc đất nền hiện nay tập trung tại các khu trung tâm, còn lại giá đất vùng ven chưa có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục