(HBĐT) - Những năm gần đây, việc tuyển dụng lao động ở các khu, cụm công nghiệp hoặc trên địa bàn thành phố Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã chuyển hướng đầu tư về vùng nông thôn để thu hút lao động. Hướng đi này được đánh giá là lợi cả đôi đường về phía doanh nghiệp và người lao động nông thôn.

 

Là công nhân làm việc ở Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chi nhánh huyện Lạc Sơn gần 3 năm nay, chị Bùi Thị Quy, xã Tân Lập (Lạc Sơn) chia sẻ: “Trước kia, tôi chỉ ở nhà làm nông nghiệp, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Cũng muốn làm việc gì thêm để tăng thu nhập nhưng không muốn đi làm ăn xa ở các tỉnh khác. Khi biết Công ty Sankoh mở xưởng sản xuất trên địa bàn huyện, tôi và nhiều người lao động ở địa phương rất mừng. Làm việc ở đây, chúng tôi vừa được gần gia đình, có việc làm ổn định lại được Công ty đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định”.     

Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chi nhánh huyện Lạc Sơn giải quyết việc làm ổn định cho trên 200 lao động.

Đồng chí Bùi Văn Chính, Phó phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Trong những năm qua, huyện luôn chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động. Trên địa bàn huyện đã có một số doanh nghiệp giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động như: Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành, xã Yên Nghiệp phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống giải quyết việc làm cho 400 lao động; Nhà máy gạch cao cấp Lạc Sơn, xã Liên Vũ giải quyết việc làm cho 162 lao động. Đặc biệt, từ cuối năm 2013, Chi nhánh Công ty TNHH Sanko Việt Nam 100% vốn đầu tư Nhật Bản đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Xuất Hóa trên diện tích gần 2 ha. Hiện nay, Công ty giải quyết việc làm ổn định cho trên 200 lao động, trong đó chủ yếu là người lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 3,5- 4 triệu đồng /người/tháng. Là huyện kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn lao động dồi dào, Lạc Sơn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư góp phần giải quyết việc làm, phát triển KT -XH trên địa bàn.

 Cũng là địa bàn có doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, đồng chí Bùi Văn Phon, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối chia sẻ: Giải quyết việc làm cho người lao động luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền xã quan tâm. Vài năm gần đây, ngoài phát triển sản xuất nông nghiệp, người lao động trên địa bàn còn làm thêm các công việc bên ngoài để tăng thu nhập. Trong đó, riêng Công ty CP may XNK SMA -Vina Việt – Hàn giải quyết việc làm cho trên 100 lao động của xã với thu nhập bình quân 3, 5 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp đầu tư về địa phương là mong mỏi của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân vùng nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.  

Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm – an toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số doanh nghiệp đã đầu tư về nông thôn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương như: Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chi nhánh huyện Lạc Sơn; Công ty CP may XNK SMA -Vina Việt – Hàn, Công ty TNHH Sung il vina đầu tư dây chuyền may trên địa bàn huyện Tân Lạc; Công ty CP Lạc Thủy đầu tư dây chuyền may tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy… Có thể khẳng định, việc doanh nghiệp đầu tư về vùng nông thôn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: Doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư tiền đi lại, nhà ở cho công nhân; thu hút số lượng công nhân dễ dàng hơn. Về phía người lao động làm việc tại địa phương cũng giảm chi phí đi lại, sinh hoạt ăn, ở; giải pháp có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho họ. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đầu tư cũng gặp một số khó khăn như vốn đầu tư ban đầu lớn vì cơ sở hạ tầng vùng nông thôn chưa phát triển. Việc quản lý lao động nông thôn cũng khó khăn vì họ chưa có tác phong công nghiệp, sống tại gia đình nên việc chấp hành kỷ luật lao động còn hạn chế… Tuy vậy, việc doanh nghiệp đầu tư về vùng nông thôn là phù hợp với chủ trương “Ly nông bất ly hương”, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp.  

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã tạo mọi điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Bên cạnh đó cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người lao động nâng cao ý thức, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong diều kiện mới.

                                                               Hương Lan    

                                                                  

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hương bưởi Thanh Hối

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm xã Thanh Hối vào đầu tháng 3 trong không khí se lạnh. Hoa bưởi trắng tinh khôi thơm man mác khắp núi đồi, trải xuống ruộng, trên đường làng.

Góp sức xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy

(HBĐT) - Lạc Thủy có giống bản địa trọng lượng vừa tầm, chắc thịt, chất lượng thơm ngon được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Kể từ năm 2013 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy đưa mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy vào sản xuất, tương lai không xa giống gà này sẽ có tên trong sách Atlas chăn nuôi Việt Nam.

Giá trị sản xuất CN -TTCN đạt 95, 2 tỉ đồng

(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề truyền thống như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, gia công cơ khí, chế biến nông, lâm sản.

Xóm Bái Trang 1 ấm no nhờ trồng sả

(HBĐT) - Những ngày này, xóm Bái Trang 1, xã Đông Lai (Tân Lạc) tấp nập xe vào thu mua sả của bà con. Những vườn sả xanh mướt, phủ kín triền đồi cằn cỗi xưa kia, nay đem lại cuộc sống ấm no cho người nông dân nơi này.

Tín hiệu vui từ thực hiện cánh đồng một loại giống ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhằm giúp bà còn nông dân có thêm lựa chọn giống mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, từng bước chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tích cực, hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, vụ mùa năm 2016, Trạm KN -KL huyện Lạc Sơn đã phối hợp với UBND xã Xuất Hoá thực hiện mô hình trình diễn “Cánh đồng một loại giống” tại xứ đồng Bãi, xóm Ngải quy mô 7 ha. Huyện hỗ trợ 60 triệu đồng thực hiện mô hình.

Đường giao thông nông thôn còn nhiều gian khó

(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Yên Lập (Cao Phong) mới đạt 7 tiêu chí, còn nhiều tiêu chí khó cần khắc phục, nhất là tiêu chí về giao thông nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục