(HBĐT) - Tính đến nay, không chỉ xóm Nại mà ở hầu khắp các xóm trong xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã tập trung mở rộng diện tích trồng bí xanh và trồng cỏ nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ sự đa dạng trong phát triển kinh tế đã từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân...

Người dân xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mở rộng diện tích trồng bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết: Vốn là vùng đất trù phú nhưng trong nhiều năm xã Tân Mỹ vẫn nghèo. Bởi lẽ trước đây, sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa theo lối canh tác nhỏ lẻ, tư duy sản xuất cũ ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên không tạo ra bước đột phá. Do vậy, cuộc sống người dân chỉ tạm đủ ăn, kể cả khi các loại rau màu có giá trị kinh tế cao như củ đậu, dưa chuột, bí xanh được đưa vào sản xuất... 

Tuy vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, do mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên địa bàn xã đã xuất hiện những cánh đồng cho thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng. Có được kết quả này, theo đồng chí Đỗ Văn Bảng là do người dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư phát triển sản xuất với tư duy, cách làm mới, áp dụng tiến bộ KH-KT, đầu tư thâm canh tăng vụ, tạo mối liên kết trong sản xuất. Qua đó tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả giá trị trên một  diện tích canh tác. Điển hình ở xóm Nại, ngoài diện tích cấy lúa 2 vụ, người dân tập trung thâm canh, đầu tư trồng các loại bí xanh, củ đậu, dưa chuột đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ tập trung đầu tư phát triển sản xuất bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân xã Tân Mỹ còn mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt, nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò hàng hoá. Điển hình trong phong trào này là ở xóm Mặc. Theo thống kê, tính đến hết tháng 2/2017, 100% hộ trong xóm đã đầu tư trồng cỏ voi, chuồng trại nuôi nhốt. Bình quân mỗi hộ có từ 3 - 5 con trâu, bò. Nhờ vậy, nhiều hộ trước đây là hộ nghèo nhưng nay cũng đã có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

 

Tính chung cả thu nhập trong sản xuất, toàn xã xuất hiệu nhiều hộ gia đình đạt mức thu bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/năm như gia đình các anh: Phạm Văn Đông, xóm Nại; Vũ Văn Sơn, xóm Đống; Bùi Văn Công, Bùi Văn Lê, Bùi Văn Dưng, xóm Gò Lăng...  

Đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết thêm: Xác định việc đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường là hướng đi trọng tâm, những năm qua, Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo các xóm tập trung phát triển kinh tế trên cơ sở lựa chọn các loại cây, con phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. Từ quan điểm chỉ đạo này, các chi bộ và ban quản lý xóm cùng nhân dân họp bàn và đi đến thống nhất triển khai thực hiện. Vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, chuyển đổi một số diện tích bưa bãi kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân.

Theo thống kê, tính đến hết tháng 2/2017, toàn xã đã chuyển đổi diện tích vườn tạp, trồng được 14,8 ha cam, 13,1 ha bưởi. Ngoài ra, các loại cây trồng ngắn ngày như củ đậu cũng được mở rộng diện tích với 30 ha, dưa hấu 14,4 ha, vượt 188% so với kế hoạch, bí xanh 46 ha, vượt 130% so với kế hoạch, sắn 196 ha, vượt 96% so với kế hoạch, khoai lang 28,5 ha vượt 185% so với kế hoạch... Về chăn nuôi, tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 2/2017, tổng đàn trâu của xã có 1.362 con, đàn bò 1.284 con. Đáng nói, trong chăn nuôi ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình phát triển theo hướng trang trại, gia trại với quy mô hàng chục con. Trong đó, nuôi lợn nái, trâu, bò sinh sản, vỗ béo hàng hoá được chú trọng đầu tư và phát triển ở hầu hết các xóm. Đặc biệt ở một số xóm, nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn cho trâu, bò... Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, tạo ra giá trị hàng hoá cao ở xã Tân Mỹ thời gian qua. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, thu nhập bình quân của xã năm 2016 đạt 24,6 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,9% (142/1.610 hộ), hộ cận nghèo 9,2% (148/1.610 hộ).

 

                                                                          Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 72.768 triệu đồng

(HBĐT) - Trong quý I/2017, kết quả thu ngân sách Nhà nước của TP Hòa Bình cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch dự toán giao đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 72.768 triệu đồng, đạt 21,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 42,5% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu trong cân đối ước thực hiện 72.714 triệu đồng, đạt 22,1% so với dự toán, tăng 42,5% so với cùng kỳ; thu ngoài cân đối thực hiện 54 triệu đồng, đạt 0,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 96,6% so cùng kỳ năm trước.

Huyện Yên Thủy nhân rộng mô hình liên kết chăn nuôi nhóm hộ

(HBĐT) - Xây dựng các mô hình hỗ trợ theo hình thức nhóm hộ nhằm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế cần sự đầu tư lớn như: nuôi dê sinh sản, bò lai Sind, gà thương phẩm… đó là cách làm mà một số xã đang thực hiện. Các nhóm hộ nuôi dê thương phẩm ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy là ví dụ điển hình về cách giảm nghèo bền vững.

Xã Ngổ Luông Trăn trở đường giao thông liên thôn, xóm

(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) mới đạt 11 tiêu chí. Còn nhiều tiêu chí khó cần chưa đạt, điển hình là tiêu chí về giao thông nông thôn.

Đầu tư trên 987 triệu đồng phát triển cây có múi

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cuối năm 2016, huyện Yên Thuỷ khuyến khích các xã phát triển mô hình trồng cây có múi. UBND huyện giao Trạm KN-KL thực hiện 3 mô hình về trồng cam an toàn thực phẩm với giống cam CS1, quy mô 5 ha tại xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng với 9 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 237,1 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn an toàn thực phẩm, quy mô 5 ha tại thị trấn Hàng Trạm có 15 hộ tham gia với kinh phí thực hiện 227,95 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn cải tạo vườn tạp, quy mô 15 ha, trong đó tại xóm Đình, xã Phú Lai 5 ha; xóm Đồng Lạc, xã Đoàn Kết 5 ha; xóm Lòng, xã Yên Trị 5 ha với 56 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện trên 987 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 410 triệu đồng.

Khuyến nông huyện Lạc Sơn đồng hành cùng nông dân

(HBĐT) - Với vai trò là cầu nối đưa tiến bộ KH-KT đến với người dân, những năm qua, Trạm KN-KL huyện Lạc Sơn đã ứng dụng tiến bộ KH-KT xây dựng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Thẩm định bỏ phiếu xét công nhận 6 xã đạt chuẩn NTM năm 2016

(HBĐT) - Chiều 5/4, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 tổ chức hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận 6 xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2016 gồm xã Mãn Đức (huyện Tân Lạc); xã Nam Phong, (huyện Cao Phong); xã Tân Mỹ, xã Xuất Hóa (huyện Lạc Sơn); xã Thanh Nông (huyện Lạc Thuỷ) và xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục