(HBĐT) - Hội CCB xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 178 hội viên, sinh hoạt tại 4 chi hội. 70% hộ hội viên có mức thu nhập khá trở lên, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 11%. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền xã, các hội viên CCB đoàn kết, nỗ lực giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Xuân Bồng, Chủ tịch Hội CCB xã Kim Sơn cho biết: Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB xã Kim Sơn đã phát động phong trào “xóa bỏ vườn tạp”. Hội tuyên truyền đến từng hội viên đổi mới cách làm, mạnh dạn trồng cây có múi và chăn nuôi trâu, bò có giá trị kinh tế cao. Cán bộ Hội đi học tập mô hình trồng cây có múi tại huyện Cao Phong, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao đã họp để phổ biến đến từng hội viên về mô hình, kỹ thuật chăm sóc cây có múi và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên. Gia đình hội viên tích cực xóa vườn tạp trồng cây có múi như cam, bưởi, chanh. Năm 2012, nhiều hộ hội viên bắt đầu trồng cam. Hội CCB xã đã mời nhiều CCB huyện Cao Phong thành công trong trồng cây có múi về hướng dẫn kỹ thuật. Năm 2016, Hội tổ chức cho 30 hội viên đi tham quan, tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây có múi ở huyện Cao Phong.
CCB Bùi Đức Khải, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) chăm sóc vườn cam đang trong thời kỳ thu hoạch.
Ngoài ra, để giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB xã Kim Sơn phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện giúp hội viên vay vốn. Năm 2016, Hội nhận ủy thác 2,3 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách cho hội viên vay; huy động được 90 triệu đồng từ các chi hội. Bên cạnh đó, điều quan trọng để vươn lên làm giàu chính là ý chí không quản ngại khó khăn, thất bại của chính hội viên CCB xã Kim Sơn. Hội thường xuyên tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình để hội viên học tập kinh nghiệm. Hội CCB xã đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực như hỗ trợ về con giống, kỹ thuật, phân bón, kết nối đầu ra… giúp hội viên còn khó khăn có điều kiện thoát nghèo.
Chúng tôi đến thăm gia trại của CCB Bùi Đức Khải, xóm Muôn, cảm nhận đầu tiên là sự cần mẫn của gia đình. Trời lất phất mưa nhưng gia đình vẫn hăng say làm cỏ, bón phân cho vườn cam rộng 6.000 m2. Anh Khải chia sẻ: Năm 2012, sau khi được Hội CCB xã phổ biến về mô hình “xóa bỏ vườn tạp” để trồng cây có múi gia đình tôi bắt đầu chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng cam. Được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc nên cam phát triển tốt, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, gia đình tôi còn tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là ngô, khoai, sắn để nuôi lợn thương phẩm. Năm 2016, thu nhập từ gia trại của gia đình đạt gần 200 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng cam, góp phần mở rộng diện tích ở xã Kim sơn.
Hội viên đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống các hộ gia đình. Xã xuất hiện nhiều hộ CCB làm kinh tế giỏi. Hiện tại, hội viên CCB Kim Sơn có 54 mô hình trang trại, 67 mô hình gia trại. 79 hộ hội viên làm kinh tế giỏi. Nhiều gia đình có thu nhập kinh tế cao hàng trăm triệu đồng/năm, điển hình như các hộ Bùi Xuân Phái (xóm Muôn), Bùi Huy Toàn (xóm Muôn), Bùi Xuân Thể (xóm Bái). Hội CCB xã Kim Sơn là một trong những xã có Hội có nhiều hội viên làm kinh tế giỏi của Hội CCB huyện Kim Bôi.
Thu Thủy
(HBĐT) - Từ chương trình NTM đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đường làng, ngõ xóm, các công trình phúc lợi được đầu tư khang trang. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, mức sống của người dân từng bước được nâng lên. Để có được những kết quả này, theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Cao Phong là do người dân đã hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Từ đó, người dân đã trở thành nhân tố tích cực, cốt lõi trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM với sự đồng lòng, nhất trí cao.
(HBĐT) - Sáng 21/4, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (GNBV) năm 2016, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2017. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Mía tím, bưởi đỏ, dưa hấu, rau, đậu, bí xanh…, đồng đất xã Mãn Đức (Tân Lạc) mùa nào, thức nấy mang lại cho bà con làm nông nghiệp nguồn thu đa dạng. Về đây trong những ngày đầu vụ thu hái các loại cây ngắn ngày, chúng tôi cảm nhận khí thế sản xuất hàng hóa sôi động.
(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Kỳ Sơn tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thông thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập; bộ mặt nông thôn khởi sắc. Có thể nói, giao thông nông thôn (GTNT) phát triển đã có những tác động tới các lĩnh vực phát triển KT -XH của huyện theo hướng nhanh và bền vững, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
HBĐT) - Trên cơ sở Nghị quyết HĐND huyện, UBND huyện Lạc Sơn giao dự toán thu - chi NSNN cho các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn để thực hiện. Hết quý I /2017, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 7.460 triệu đồng, bằng 21,25% dự toán tỉnh giao và 19,12% dự toán huyện giao. Thu ngân sách địa phương đạt 161.555 triệu đồng, đạt 26,1% dự toán tỉnh giao và 25,94% dự toán huyện giao.
(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, trong quý I, các huyện, thành phố trong tỉnh đã củng cố 1.870 tổ đội quần chúng bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng với 12.661 người tham gia. Các địa phương đã tuyên truyền tới 12.170 lượt người chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời củng cố 70, 5 km đường băng cản lửa phòng - chống cháy rừng.