(HBĐT) - Hồ Thủy điện Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta có 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Đây là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc.


Khu vực hồ có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ, 10 bộ. Trong đó có nhiều loài cá quý hiếm như chiên, bỗng, lăng, dầm xanh, anh vũ và nhiều loại thủy sản quý khác.Trong những năm qua, nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình đã mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ dân vùng hồ. Tuy nhiên, cường độ khai thác thủy sản ngày một tăng. Các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản quá mức, kể cả dùng các loại ngư cụ, phương tiện bị cấm của con người đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Một số loại đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng. Những khu vực vốn có nhiều loài cá quý như dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng… đang ít dần. Một số loài cá có nguồn gốc từ vùng nước lợ cửa sông trước nay vốn nhiều như cá chày, cá mòi thì nay không thấy xuất hiện nữa.


Năm 2017, tỉnh ta thả hơn 1 tấn cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Hòa Bình. Ảnh: Chi cục Thủy sản thả cá giống tại địa phận xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình là do hoạt động đánh bắt quá mức của con người bằng các phương tiện hủy diệt như điện, thuốc nổ. Cá bị xua đuổi nên đi đẻ ở các bãi đẻ nhỏ, phân tán ở những nơi hiểm trở, nhiều thác ghềnh trên vùng thượng nguồn.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện các giải pháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Trước tình trạng nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực giảm sút, Chi cục đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền giới thiệu Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, đặc biệt là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản. Đến nay, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân vùng hồ về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có những chuyển biến.

Theo ngành chức năng, để bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình cần nâng cao năng lực QLNN thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là giải pháp bắt buộc. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản phải được đặt dưới sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hoạt động đánh bắt thủy sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện; các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ hơn quy định để đánh bắt thủy sản. Tích cực bổ sung nguồn lợi thủy sản, quản lý các giống loài thủy sinh. Triển khai quy hoạch các bãi cá đẻ, bãi ương dưỡng thủy sinh vật nhằm bảo vệ, duy trì, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Cắm biển quy định vùng cấm khai thác, khai thác có thời hạn các loài cá quý có nguy cơ tuyệt chủng như lăng, chiên, dầm xanh, anh vũ… Chú trọng chuyển đổi nghề mới như nghề nuôi cá lồng, bè, chế biến thủy sản hoặc các ngành nghề khác nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản. Tổ chức xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó cần thực hiện các cơ chế, chính sách khai thác diện tích mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thủy sản gắn với quy hoạch phát triển KT-XH và công tác giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân vùng hồ.


                                                                                                    L.C

Các tin khác


Hiệu quả từ phong trào thi đua dân vận khéo

(HBĐT) - Chăn nuôi đại gia súc sinh sản và lấy thịt được xác định là hướng phát triển kinh tế chính tại xã Hợp Đồng (Kim Bôi). Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KH-KT. Thức ăn thường là tận dụng sẵn có trong tự nhiên, việc vỗ béo đàn trâu, bò hầu như không có… Do đó, chăn nuôi đại gia súc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm chăn nuôi chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trước thực trạng này, từ năm 2014, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình dân vận khéo "trồng cỏ nuôi trâu, bò vỗ béo” tại xóm Sằn.

Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 123 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Tuy mới được triển khai gần 2 năm nhưng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được đánh giá hiệu quả. Đến hết tháng 5, doanh số cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo đạt 41.725 triệu đồng cho 1.193 lượt khách hàng vay vốn đưa tổng dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 123 tỷ đồng với 3.786 khách hàng còn dư nợ.

Nợ quá hạn chiếm 0,24% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn, đến hết tháng 5, doanh số cho vay của đơn vị đạt 33.901 triệu đồng cho 1.162 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 18.726 triệu đồng. Hiện có 14 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai cho vay trên địa bàn toàn huyện với tổng dư nợ 227.336 triệu đồng, chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị, xã hội, chiếm 99,6% tổng dư nợ.

Dư nợ 13 chương trình tín dụng đạt trên 232 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH huyện Mai Châu, nguồn vốn hoạt động của đơn vị hết tháng 5 là 250.420 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.U chuyển về 239.679 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 1.760 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương 8.981 triệu đồng.

Huyện Yên Thủy hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn


(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Yên Thủy đã có trên 400 ha cam, bưởi cùng hàng trăm ha rau an toàn, cây dược liệu các loại. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn.

Đánh giá mô hình trồng lúa đặc sản tại Mường Chiềng


(HBĐT) - Ngày 9/6, UBND huyện Đà Bắc đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trồng lúa đặc sản J02 tại xã Mường Chiềng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục