(HBĐT) - Du lịch cộng đồng ( DLCĐ), góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch, cải thiện nâng cao đời sống người dân. Với tiềm năng, lợi thế cùng các chính sách ưu đãi đầu tư, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng, xây dựng các sản phẩm DLCĐ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách, cùng chia sẻ lợi ích với người dân.


Huyện Mai Châu chú trọng giữ gìn các giá trị văn hóa người Thái để phát triển du lịch cộng đồng.ảnh: Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu luôn biểu diễn các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.ảnh: L.C

Nhận thức được tiềm năng cũng như bất cập trong phát triển DLCĐ tại một số xóm, bản của huyện Mai Châu, Công ty CP đầu tư và phát triển DLCĐ Tây Bắc đã quyết định đầu tư phát triển các sản phẩm DLCĐ ở địa phương này. Bà Tô Thị Xuân, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Hoạt động DLCĐ ở Mai Châu hình thành và phát triển hàng chục năm nay, tuy nhiên đã bộc lộ nhiều vấn đề phát sinh làm giảm sức hấp dẫn. Xuất hiện những hình thức cạnh tranh không lành mạnh như nâng giá dịch vụ khi đông khách, giảm giá dịch vụ, chèo kéo khách, chất lượng cung cấp các sản phẩm của các bản, làng du lịch bất cập… Hiện tượng này diễn ra không chỉ đối với Mai Châu mà ở nhiều địa phương ngoài tỉnh. Công ty đã mạnh dạn đầu tư, tổ chức lại sản xuất, hướng tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm DLCĐ đáp ứng nhu cầu du khách. Trong đó đã mua và tổ chức lại hoạt động "bảo tàng” lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người Thái Mai Châu, tạo điều kiện cho du khách thăm quan. Xây dựng sân khấu biểu diễn văn hóa, văn nghệ, các hình thức sinh hoạt trong đời sống đồng bào để du khách thưởng thức, cảm nhận. Công ty cùng các hộ dân bản Văn tổ chức lại hoạt động đón tiếp và phục vụ du khách, kể cả tổ chức, quản lý về ẩm thực, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ khách du lịch. Công ty đã thành lập tổ ngành dệt truyền thống bảo tồn giá trị văn hóa và bán các sản phẩm truyền thống của bà con. Tới đây sẽ xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống của người Thái… Hy vọng với những cố gắng sẽ tạo dựng hình ảnh mới về hoạt động DLCĐ, tổ chức hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, cung cấp những sản phẩm du lịch hướng sự hài lòng của du khách.
 
ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Hòa Bình cho biết: Bản Ngòi là bản Mường cổ, có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thanh bình. Mảnh đất, con người xóm Ngòi ẩn chứa tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch bản sắc và sinh thái không đâu có được. Sau hơn 2 năm tập trung đầu tư, Công ty đã xây dựng cụm DLCĐ tại bản Ngòi với 7 nhà sàn đạt chuẩn để đón khách trong nước và quốc tế. UBND tỉnh đã công nhận xóm Ngòi là điểm DLCĐ.
 
Đặc biệt mới đây, Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã đầu tư dự án với 34 cụm trò chơi kết cấu phao nổi trên mặt nước và các môn thể thao dưới nước như mô tô, thuyền bơm hơi, cano câu cá, cụm bể bơi nổi cùng các môn thể thao truyền thống như đua bè mảng, chèo thuyền tôm, nhà hàng nổi trên sông… Với mong muốn mang đến cho du khách khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hóa Mường đặc sắc, đem lại những ngày nghỉ dưỡng thực sự an nhiên, hạnh phúc nơi vùng non nước hữu tình, thưởng thức những sản vật ngon, sạch, tinh khiết từ phương thức trồng trọt hoàn toàn tự nhiên của người dân, mở ra cơ hội mới nâng cao thu nhập cho người dân bản địa.
 
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, từ sự đầu tư và duy trì hiệu quả các xóm bản làm du lịch homestay, huyện Đà Bắc đã thành lập Công ty CP Du lịch cộng đồng Đà Bắc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm với các đối tác hoạt động du lịch; tăng cường quảng bá, kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch theo theo hướng chuyên nghiệp, mang lại cho du khách những dịch vụ thú vị, đậm đà bản sắc và thân thiện với môi trường.
 
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh cho biết: Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển các loại hình du lịch, phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc, tạo dựng cách làm mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm DLCĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.

 


                                                                                                L.C

 


Các tin khác


Triển vọng đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò

(HBĐT) - Trồng cỏ vỗ béo đàn bò là một trong những đề án quan trọng đang được huyện Kim Bôi tích cực triển khai. Hàng trăm hộ chăn nuôi đăng ký tham gia mô hình, lựa chọn 240 con bò nuôi vỗ béo và 2 ha trồng cỏ nuôi bò vỗ béo ở 4 xã: Thượng Tiến, Mỵ Hòa, Kim Tiến, Kim Truy. ước tính, hiệu quả của dự án sẽ tăng trọng đàn bò từ 700 - 900 g/ngày/con, sau khi trừ chi phí khấu hao và phí đầu tư trực tiếp hàng năm cho thu lợi nhuận 587 triệu đồng/ năm, bình quân nuôi vỗ béo trong 3 tháng cho lãi 2,3 triệu đồng/con.

Vốn chính sách đồng hành giảm nghèo ở xã Hương Nhượng

(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ qua kênh NHCSXH đã đồng hành cùng hàng trăm hộ gia đình xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều năm nay, người dân đã tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là động lực để phát triển sản xuất, đẩy lùi đói nghèo.

Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, mở ra cơ hội giúp nông dân

(HBĐT) - Từ năm 2007 tới nay, nguồn vốn từ chương trình cho vay SX-KD vùng khó khăn đã và đang trợ lực rất nhiều cho những địa bàn còn nhiều khó khăn trong tỉnh, mở ra cơ hội cho người dân làm kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ phong trào thi đua dân vận khéo

(HBĐT) - Chăn nuôi đại gia súc sinh sản và lấy thịt được xác định là hướng phát triển kinh tế chính tại xã Hợp Đồng (Kim Bôi). Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KH-KT. Thức ăn thường là tận dụng sẵn có trong tự nhiên, việc vỗ béo đàn trâu, bò hầu như không có… Do đó, chăn nuôi đại gia súc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm chăn nuôi chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trước thực trạng này, từ năm 2014, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình dân vận khéo "trồng cỏ nuôi trâu, bò vỗ béo” tại xóm Sằn.

Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 123 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Tuy mới được triển khai gần 2 năm nhưng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được đánh giá hiệu quả. Đến hết tháng 5, doanh số cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo đạt 41.725 triệu đồng cho 1.193 lượt khách hàng vay vốn đưa tổng dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 123 tỷ đồng với 3.786 khách hàng còn dư nợ.

Nợ quá hạn chiếm 0,24% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn, đến hết tháng 5, doanh số cho vay của đơn vị đạt 33.901 triệu đồng cho 1.162 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 18.726 triệu đồng. Hiện có 14 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai cho vay trên địa bàn toàn huyện với tổng dư nợ 227.336 triệu đồng, chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị, xã hội, chiếm 99,6% tổng dư nợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục