(HBĐT) - Năm 2003, ánh điện lưới quốc gia về với người dân xóm Bo cũng như các xóm khác của xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc). Thế nhưng, mới có một nửa hộ dân trong xóm được sử dụng nguồn điện an toàn. Những hộ còn lại phải dùng cột tre kéo điện từ rất xa với ánh điện chập chờn. Bà con bức xúc đặt câu hỏi: "Liệu ngành điện có bỏ quên chúng tôi?!”.


Hình ảnh đường dây điện tự kéo chằng chịt, cột xiêu vẹo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện ở xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc).

Xóm Bo có 125 hộ dân, trên 90% là người Mường. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 40%, hộ cận nghèo chiếm 47%. ông Bùi Văn Dan, Trưởng xóm Bo cho biết: Đến nay, xóm mới có hơn 50 hộ có công tơ điện, những hộ còn lại (đa số thuộc KDC xóm Bo 2) phải kéo điện từ vài trăm mét đến gần 2 km nên các nhóm hộ phải dùng chung một công tơ điện. Điện hao phí do đường dây xa lại có nhiều hộ dùng chung nên điện rất yếu, chỉ đủ thắp sáng.

ở ngay trước nhà văn hóa xóm Bo, hình ảnh những cột tre "cõng” điện với hệ thống đường dây giăng như mạng nhện, nhiều đoạn đường dây võng xuống, cách mặt đất khoảng 1 mét khiến chúng tôi rùng mình. Nhiều cột tre qua thời gian dài sử dụng chưa được thay thế nay bị gãy đổ, dây điện có nhiều mấu nối. "Vào mùa mưa bão rất lo, cột điện bị gãy đổ rất dễ xảy ra chập cháy, gây tai nạn. Năm 2010, xóm có 2 trường hợp bị điện giật, giờ cả 2 người đều bị bệnh, sức khỏe rất yếu”, ông Dan cho biết thêm.

Điện đã về đến xóm gần 15 năm nhưng gia đình bà Bùi Thị Sựng, KDC xóm Bo 2 mới có điện thắp sáng được 5 năm. Do đời sống thiếu thốn nên mãi sau này, gia đình bà cùng 20 hộ dân khác mới góp tiền, dựng cột tre kéo điện về chia nhau sử dụng. Gần 10 giờ, chúng tôi ghé thăm nhà bà Sựng. Để bật quạt, bà phải tắt tivi, thế nhưng, chiếc quạt quay ì ạch, có lúc dừng hẳn như "lấy đà”. Bà Sựng chia sẻ: "Điện yếu lắm, gọi là có để thắp sáng thôi, chứ không dùng được các thiết bị điện như: nấu cơm, tủ lạnh đâu. Cả khu này điện yếu như nhau nên chẳng ai mua máy xay xát, hết gạo ăn, hết cám cho lợn lại phải chở vào xóm trong. Cũng vì đường điện mất an toàn nên mấy năm trước em trai tôi bị điện giật, giờ không đi lại được nữa”.

Em trai của bà Sựng chính là ông Bùi Văn Sự, người bị điện giật vào năm 2010. Ngoài ông Sự, cùng năm đó còn có bà Bùi Thị Phai cũng vì "bẫy điện” giăng khắp nơi do đường dây điện tự kéo gây nên mà bà Phai, ông Sự gặp phải tai nạn đáng tiếc. "Nếu không sớm được đầu tư, xây dựng cột điện kéo đến khu vực chúng tôi sinh sống thì nguy cơ bị tai nạn vẫn ngày ngày hiển hiện. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND các cấp, chúng tôi đều kiến nghị nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, sớm đầu tư đường dây điện đảm bảo an toàn để bà con có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo”, ông Bùi Văn Dan, Trưởng xóm Bo bày tỏ.

Theo đồng chí Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã, ngoài các hộ dân KDC xóm Bo 2, ở xã Gia Mô còn có khoảng 100 hộ dân cũng đang sử dụng nguồn điện không an toàn vì phải tự kéo điện về từ khoảng cách khá xa. Năm 2014, xã mới được đầu tư thêm 1 trạm biến áp ở xóm Trang. Một số KDC khác ở xóm Đừng, xóm Trám đang từng ngày mong ngóng đường điện kiên cố.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Hàng năm, vốn đầu tư của Tổng công ty cho khu vực miền Bắc còn ít nên ở nhiều xã thuộc các huyện như Lạc Sơn, Tân Lạc dù nhu cầu đầu tư khá bức thiết nhưng vẫn chưa được xây dựng. Sắp tới, Tập đoàn Điện lực bố trí một số nguồn vốn đầu tư cho tỉnh, nguồn vốn này sẽ được tập trung xây dựng đường dây hạ thế ở huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Tuy nhiên, đối với hạ tầng điện ở xóm Bo thì xã và huyện chưa bàn giao cho Công ty nên xóm này không nằm trong kế hoạch đầu tư. Để được đầu tư, địa phương cần phải bàn giao cơ sở vật chất về điện để ngành điện xây dựng kế hoạch đầu tư trong thời gian tới.

 

                                                                           Viết Đào 


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục