(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Theo lời kể của đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch HĐND xã, nhiều năm về trước, một số hộ dân đã tự phát nuôi ong nhưng phải đến khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa.


Khách hàng trực tiếp đến HTX Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) xem và mua sản phẩm ong mật.

 Hộ ông Bùi Văn Bẻm là một trong những hộ tham gia mô hình ở thời kỳ đầu. ông Bẻm cho biết: Chúng tôi đã theo học lớp tập huấn kỹ thuật, giúp việc chăm sóc, thu mật dễ dàng. Mỗi năm đàn ong lại được nhân lên, thay vì kiểu nuôi truyền thống, lượng mật thu chỉ đủ tiêu thụ trong gia đình, hiệu quả kinh tế hiện nay đã nâng rõ rệt. Bình quân mỗi năm, gia đình có thu nhập 80 triệu đồng.

 Một trường hợp khác là ông Bùi Văn Dương, trưởng nhóm nuôi ong Yên Tân. Trước năm 2012, gia đình ông có hoàn cảnh khó khăn, phải ở nhà tạm. Từ chỗ có 2 đàn ong do dự án giúp vốn, đến nay ông đã nhân được trên 40 đàn, thu nhập trên 6 triệu đồng/tháng. Nghề nuôi ong phát triển, đầu ra thuận lợi, ông đã xây được nhà mái bằng kiên cố, kinh tế vươn lên khá giả.

 Đây chỉ là 2 trong số không dưới 10 hộ thoát nghèo nhờ nghề nuôi ong lấy mật ở xóm Yên Tân. Cho đến giờ, nhóm cùng sở thích nuôi ong (CIG) đã phát triển lên thành HTX Yên Tân chuyên cung cấp ong giống và mật ong nguyên chất. ông Quách Tất Vở, Giám đốc HTX cho biết: ở xóm, hầu như gia đình nào cũng nuôi ong, chỉ khác là quy mô ít hay nhiều. Mấy năm gần đây, khi tham gia vào nhóm CIG và nay phát triển thành HTX, thay vì quy mô nhỏ lẻ, các thành viên HTX có điều kiện cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ đầu ra thị trường hơn. 11 thành viên của HTX cũng là những hộ có mức độ tăng đàn, thu được nhiều mật ong hơn các hộ khác. Tiêu biểu như hộ các ông: Bùi Văn Bẻm, Bùi Văn Dương, Bùi Văn Cương, Bùi Văn Lư…

 Nghề nuôi ong lấy mật ở Yên Tân là minh chứng cho những nỗ lực giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Lạc Lương. Riêng số lượng đàn ong của 11 thành viên HTX đã lên tới 302 đàn, tăng 276 đàn so với khởi điểm nuôi năm 2012. Doanh thu từ mật ong thương phẩm của HTX vụ nuôi ong 2017 đạt gần 1 tỷ đồng. Trước năm 2012, 100% thành viên của HTX là hộ nghèo. Đến nay đã có 50% hộ khá, 50% hộ có mức sống trung bình.

 Nghề nuôi ong đã mang lại những đổi thay, mật ong Yên Tân giữ hương vị thơm ngọt đặc trưng, được khách gần xa biết đến, tìm mua bằng được thứ đặc sản nguyên chất, bổ dưỡng, nhiều công dụng của núi rừng. Với hướng phát triển nghề nuôi ong, xây dựng mô hình HTX nuôi ong đầu tiên và duy trì 2 nhóm nuôi với 9 - 10 thành viên/ nhóm, mật ong Yên Tân đã và đang tạo dựng thương hiệu, đồng thời cải thiện sinh kế, tạo nguồn thu nhập cho nhân dân. Với sự hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo, đường giao thông liên xóm cũng mở mang hơn, thuận lợi để sản phẩm mật đi đến các thị trường. Từ chỗ hộ nghèo của xóm chiếm 62%, hiện giảm còn dưới 40%, bình quân giảm hơn 5%/năm.

 


                                                            Bùi Minh

 


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Doanh số cho vay đạt trên 11,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 627 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP Hòa Bình được vay vốn tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt 11.623 triệu đồng, bằng 100,4% doanh số cho vay của cùng kỳ năm 2016.

Giao tăng 290 tỷ đồng vốn chính sách

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, NHCSXH Việt Nam có 3 đợt giao vốn mới cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh với 290 tỷ đồng.

Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, thời gian qua, qua kiểm tra, đánh giá của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn cho thấy: Hiện nay, một số vườn cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong đã bị suy tàn. Cây sinh trưởng còi cọc, vàng lá, lá nhỏ, khô cành, rễ tơ kém phát triển, nhiều diện tích bị thối rễ; có sự xuất hiện của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh Greening...

Khách sạn AP Plaza, tỉnh Hòa Bình được tôn vinh là một trong các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam 2017

(HBĐT) - Vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999, đến nay Giải thưởng Du lịch Việt Nam là giải thưởng thường niên cao quý nhất của ngành Du lịch. Giải thưởng nhằm lựa chọn và tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ du khách và xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Nhiều hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Những năm gần đây, bà con xã Quy Hậu (Tân Lạc) tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế với những hướng đi phù hợp tiềm năng, thế mạnh của xã. Điều này đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững của xã.

Loay hoay ổn định chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Cho đến nay, lợn vẫn là 1 trong 5 vật nuôi chủ lực của tỉnh được xác định phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo ATTP, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, khoảng hơn nửa năm qua, đàn lợn địa phương đứng trước nguy cơ giảm sút về số lượng do người chăn nuôi gặp khó khăn về tiêu thụ. Có thời điểm giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu xuống 17.000 - 18.000 đồng/kg, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh thua lỗ nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục