(HBĐT) - Lại thêm 1 năm nữa Sơn Thủy (Kim Bôi) được mùa nhãn. Sơn Thủy đang hân hoan bước vào vụ thu hoạch nhãn mới. Trên mọi nẻo đường, nông dân hứng khởi thu hoạch nhãn, khách hàng các tỉnh dập dìu về thu mua. Cùng đi với anh Bùi Văn Dũng, cán bộ khuyến nông xã Sơn Thủy, chúng tôi đến thăm một số gia đình đang thu hoạch nhãn ở xóm Khoang, xã Sơn Thủy. Anh Dũng bảo, người dân Sơn Thủy giờ có hàng trăm triệu sau mỗi vụ nhãn. Từ nguồn thu từ nhãn, đời sống, bộ mặt nông thôn của xã thay đổi nhiều. Nhiều hộ dân trong xã đã có ô tô đời mới, xây nhà, cho con cái ăn học đàng hoàng từ trồng nhãn. Trong xã đã lắp đặt thêm dịch vụ chuyển tiền để phục vụ các nhu cầu thanh toán, tiêu dùng thương mại, dịch vụ.



Người dân xóm Khoang mừng vui vì nhãn Sơn Thủy được mùa được giá

Gặp gia đình anh Phạm Văn Phượng, vợ là Bùi Thị Đào đang tất bật thu hoạch, xếp nhãn bán bán cho khách hàng Hải Phòng. Chị Đào cho biết: gia đình trồng nhãn được gần 20 năm, hiện có 1 ha nhãn khoảng 230 gốc. Nhãn được mùa giá bán đầu vụ 33.000 đồng, giờ thương lái đang mua giá 25000 đồng/kg. Dự tính vụ này thu khoảng 25-30 tấn, đem về thu nhập 600 triệu đồng. Còn đối với gia đình anh Bùi Văn Mến, xóm Khoang trồng cỡ 2 ha nhãn cũng đang tất bật thu hoạch nhãn bán cho thương lái đến từ Hà Nội, dự tính thu khoảng 30-35 tấn, nếu giá bình quân khoảng hơn 20.000 đồng/kg, cũng có khoảng 700 triệu đồng.

Đất Sơn Thủy phù hợp với cây nhãn. Nguồn giống nhãn Hương Chi, nhãn tiến vua ở Hưng Yên năm nào phù hợp với khí hậu, đồng đất Sơn Thủy và trở thành giống nhãn, quả to, vỏ mỏng, cùi dầy, ngọt dịu hấp dẫn thu hút khách hàng xã gần. Trình độ thâm canh của người dân nhất là thành viên Hợp tác xã được nâng cao, thực hiện tốt các quy trình, chắc sóc cho cây phát triển đạt năng suất và sản lượng cao. Nhãn là cây trồng hiệu quả nhất từ trước đến nay với thu nhập đạt từ 400- 500 triệu/ha, tính ra hiệu quả cao không khác gì trồng bưởi, trồng cam, mặt khác nhãn dễ trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Thương hiệu nhãn Sơn Thủy được khách hàng nhiều nơi biết đến hơn.


Gia đình anh Bùi Văn Mến, xóm Khoang năm nay thu nhập cỡ 700 triệu đồng từ bán nhãn Sơn Thủy

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy Bùi Văn Lực là một trong những hộ gia đình tiên phong đưa cây nhãn Hương Chi vào đồng đất hiện có hơn 2 ha, trong đó 0,9 ha trồng mới; 1,3 ha trồng được 15 năm, sản lượng đạt 30 tấn, giá bán 22.000 đồng/kg cũng có hơn 600 triệu đồng. Anh Lực cho cho biết: Xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng nhãn và cây ăn quả có múi. Diện tích lúa của xã trước hơn 140 ha, nay đã chuyển đổi cỡ 50 ha sang trồng nhãn đang đem lại hiệu quả cao. Toàn xã đã có 110 ha, trong đó có 58 ha cho thu hoạch. Sơn Thủy có 5 xóm thì tất cả các xóm đều trồng nhãn, nhiều nhất là xóm Khoang và xóm Lốc.Người dân Sơn Thủy giờ quý đất như vàng, nhà nào cũng thi đua chăm chỉ vun trồng cho nhãn tốt tươi. Nhãn năm nay được mùa, giá cũng tốt. Nhiều vùng sản xuất nhãn lớn ở Hưng Yên hoặc Đại Thanh, Quốc Oai năng suất kém. Song Nhãn Sơn Thủy lại được mùa. Đầu vụ trên 30.000 đồng/kg. Hiện giá bán tại vườn khoảng 25.000 đồng/kg, tính cả vụ bình quân 22.000 đồng/kg. Tổng sản lượng 700 tấn,doanh thu từ nhãn đạt khoảng 14 tỷ đồng. Số hộ có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm bây giờ không còn hiếm.

Từ khi Nhãn Sơn thủy được công nhận thương hiệu tập thể. Khách hàng nhiều nơi biết đến hơn. Thị trường tiêu thụ đã có mặt không chỉ Hà Nội, Phú Thọ,. Nghệ An giờ có mặt và được khách hàng Hải Dương, Hải Phong tìm đến…. Cây nhãn đang mang về những cơ hội đổi đời cho người dân Sơn Thủy. Xã đang định hướng cho người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn nhãn hiệu tập thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bền vững và hiệu quả.

                                                              Lê Chung


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục