(HBĐT) - Xã Tu Lý (Đà Bắc) có 13 xóm, trên 1.500 hộ với hơn 6.500 nhân khẩu. Xã cách trung tâm huyện 3 km, có hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã, đường đi lại giữa các xóm tương đối thuận lợi. Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đạt 12 tiêu chí. Còn 7 tiêu chí về giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường chưa đạt. Theo kế hoạch, năm 2018 xã về đích nông thôn mới, tuy nhiên, hành trình về đích còn nhiều khó khăn.


Chợ xã Tu Lý (Đà Bắc) được đầu tư từ nguồn vốn Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III năm nay.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến thời điểm này, tổng nguồn vốn huy động trong xây dựng nông thôn mới của xã là 152 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách T.ư, ngân sách tỉnh 20 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã 25 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 105 tỷ đồng; vốn đóng góp của người dân 2 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và ngày công quy trị giá 500 triệu đồng, hiến 23 nghìn m2 đất trị giá 1,5 tỉ đồng. Từ các nguồn vốn đó xã đã đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, đào tạo nghề, chuyển giao KH-KT cho bà con.

Trong năm nay xã phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí là tổ chức sản xuất và giao thông. Đối với tiêu chí tổ chức sản xuất đảm bảo thực hiện đạt. Về tiêu chí giao thông, qua rà soát lại thực trạng hệ thống đường giao thông toàn xã cho thấy, đối với đường trục chính đã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%, tỷ lệ cứng hóa đường trục xóm, liên xóm đạt 63%, còn 9,4 km đường đất. Việc cứng hóa đường ngõ xóm, đường nội đồng đạt tỷ lệ thấp, trong đó, đường ngõ xóm mới đạt 21,3%, còn 20,6 km đường đất, đường nội đồng cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện đạt 24,4%, còn 10,2 km đường đất. Đặc điểm xã có địa bàn rộng, các khu dân cư sống rải rác, hệ thống đường giao thông nội đồng đều phải làm mới trong khi nguồn lực đầu tư chủ yếu trông chờ từ các nguồn vốn được cấp nên việc hoàn thành tiêu chí này trong năm nay đang đặt ra những trăn trở, băn khoăn cho chính quyền xã.

Đồng chí Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Vấn đề quan tâm và khó khăn hơn cả đối với xã hiện nay là thực hiện tiêu chí thu nhập và hộ nghèo. Tu Lý là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa và chăn nuôi, không có ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, không có nhiều nguồn thu. Năm 2016 bình quân thu nhập đầu người đạt 21,5 triệu đồng, chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra là 22 triệu đồng/người/năm. Tính đến ngày 30/5/2017 ước đạt 24 triệu đồng/ người/năm nhưng mục tiêu đề ra năm 2017 là 26 triệu đồng/người cũng khó thực hiện được. Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 37,2%.

Xã đã có điểm quy hoạch nhà văn hóa, khu thể thao nhưng chưa được bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng. 12/13 xóm có nhà văn hóa phần lớn chưa đạt chuẩn và đã xuống cấp. Nhà ở dân cư cũng là tiêu chí chưa đạt. Toàn xã có 1.568 nhà ở, trong đó 1.175 nhà đạt chuẩn, 337 nhà bán kiên cố, 70 nhà tạm. Số nhà ở chưa đạt chuẩn chủ yếu là các hộ nghèo, hộ mới tách, kinh tế còn khó khăn. Một số hộ đã được Nhà nước hỗ trợ theo Chương trình 134, 167 sau khi đưa vào sử dụng nay đã xuống cấp nhưng gia đình chưa đủ điều kiện để khắc phục, sửa chữa.

Qua thống kê, số lao động trong độ tuổi toàn xã có 3.400 người, chiếm khoảng 50% dân số, đa số lao động có trình độ THPT nhưng đa phần chưa qua đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, hầu hết là lao động phổ thông. Những năm qua, cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới kết hợp với các chương trình, dự án, xã đã mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tập huấn chuyển giao KH-KT áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi cho lao động nông thôn. Trong sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực. Các hộ dân đã chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh. Mặc dù vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao.

Qua thực tiễn triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn có thể thấy, nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu từ nguồn vốn các chương trình, dự án. Nguồn lực huy động trong nhân dân hạn chế. Nhân dân chủ yếu đóng góp bằng ngày công lao động, hiến đất cho công trình. Điều kiện KT-XH của xã và người dân còn khó khăn trong khi nhu cầu nguồn lực cho các tiêu chí về đích nông thôn mới lớn. Hành trình về đích còn nhiều khó khăn đòi hỏi xã Tu Lý cần có chủ trương, giải pháp thiết thực, bên cạnh đó được quan tâm đầu tư kinh phí, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chương trình.

 

                                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Huyện Cao Phong tổ chức lễ ra mắt Trung tâm hành chính công huyện

(HBĐT) - Sáng 16/8, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công huyện. Tại lễ ra mắt, UBND huyện Cao Phong đã công bố quyết định thành lập Trung tâm và bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm. Theo đó, trụ sở làm việc đặt tại khu 2, thị trấn Cao Phong (Trụ sở Thư viện huyện cũ). Ông Hoàng Ngọc Anh, Phó Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm.

Đoàn công tác UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Vừa qua, đồng chí Bùi Văn Khánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành ở tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn về tình hình thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Huyện Lạc Thuỷ trồng rừng đạt trên 95% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch trồng mới 850 ha rừng. Huyện đã chỉ đạo các xã, HTX gieo ươm trên 2 triệu cây keo giống phục vụ kế hoạch trồng rừng. Đến hết tháng 7, toàn huyện đã trồng phân tán được 22.400 cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây bóng mát; trồng mới 819 ha rừng sản xuất, đạt 95,3% kế hoạch.

TP Hòa Bình: Tháng 7, thu hút vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 240 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 7, TP Hòa Bình thu hút vốn đầu tư phát triển ước đạt 240,27 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 27,5%. Chia ra: nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 26,41 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 45,9%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 213,86 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 25,3%.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gia cầm ở xã Cao Dương

(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn xã Cao Dương (Lương Sơn) có nhiều gia đình lựa chọn phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ có điều kiện kinh tế khá trong xã.

Khó khăn tăng trưởng thu ngân sách

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2017 trong điều kiện KT-XH của tỉnh ổn định, có tăng trưởng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tăng trưởng còn ở mức thấp, công tác thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp có chuyển biến nhưng còn hạn chế. Một số doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình nợ thuế còn ở mức cao…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục