(HBĐT) - Ngày 22/8, huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
Sau 15 năm (2002-2017) hoạt động, nguồn vốn các chương trình cho vay được bảo toàn và không ngừng phát triển, đế tháng 7/2017, tổng nguồn vốn đạt 235.635 triệu đồng, tăng 15,2 lần so với năm 2003. Từ 2 chương trình cho vay từ khi mới thành lập, đến nay phòng giao dịch huyện đang thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức CTXH với tổng dư nợ đạt 236.535 triệu đồng với gần 8.000 khách hàng đang dư nợ. Trong đó chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ cao nhất đạt 67.934 triệu đồng với 2.100 hộ còn dư nợ; dư nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo đạt 41.759 triệu đồng; dư nợ chương trình SXKD đạt 38.787 triệu đồng...
Lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ tặng giấy khen cho các tập thể xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách.
Trong 15 năm qua, phòng giao dịch huyện đã đầu tư 534.205 tỷ đồng cho 38.393 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để SXKD, tạo việc làm; mức dư nợ bình quân từ 3 triệu đồng năm 2003 lên 30,3 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 13.335 hộ gia đình thoát nghèo; 1.215 lao động được tạo việc làm mới; 3.815 HSSV được vay vốn để học tập; 916 hộ nghèo được xây mới nhà ở; xây mới sửa chữa được 10.202 công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống... NHCSXH huyện uỷ thác 13/14 chương trình tín dụng chính sách với 99,5% dư nợ. Toàn huyện có 217 tổ TK&VV, trung bình 1 tổ có 36 thành viên, dư nợ quản lý 1.084 triệu đồng; qua xếp loại có trên 94% tổ được xếp loại tốt, không có tổ trung bình yếu kém.
Giai đoạn 2017-2020, huyện Lạc Thuỷ đặt mục tiêu: nguồn vốn bổ sung từ ngân hàng cấp trên tăng trưởng từ 12% trở lên; nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng 20%; dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng trưởng trên 12%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,15%; thu lãi đạt trên 98% số lãi phải thu; đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên chức theo mức khoán của ngành.
Nhân dịp này, có 10 tập thể và 10 cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tín dụng chính sách giai đoạn 2002-2017 được NHCSXH tỉnh và UBND huyện khen thưởng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, góp phần thiết thực từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh đã gieo cấy 23.129 ha lúa, đạt 99,87% kế hoạch, chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai cho năng suất cao. Hiện nay, lúa trà sớm đứng cái - phân hóa đòng; lúa chính vụ đẻ nhánh - đứng cái.
(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 của tỉnh là 1.982.107 triệu đồng. Đến nay, tỉnh đã giao chi tiết cho các dự án 1.864.910 triệu đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý 997.390 triệu đồng; vốn ngân sách T.ư hỗ trợ các chương trình mục tiêu 369.990 triệu đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 171.347 triệu đồng; vốn nước ngoài 326.183 triệu đồng.
(HBĐT) - Tỉnh Trà Vinh đang quyết liệt yêu cầu các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND về phát triển kinh tế tập thể. Theo đó, các địa phương tập trung vận động phát triển hợp tác xã (HTX), nhất là ở các xã nông thôn mới và các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới từ nay đến năm 2020, mỗi xã phải có ít nhất một HTX kiểu mới. Ðối với các HTX nông nghiệp, khi thành lập phải bảo đảm có từ 50 thành viên trở lên.
(HBĐT) - Ngày 18/8, huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
(HBĐT) - BCH Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030.