(HBĐT) - BCH Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát: Phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương và các tỉnh bạn, tiến tới xuất khẩu. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần XDNTM.

 Theo đó, nhiệm vụ đề ra là duy trì ổn định tổng đàn trâu, nâng cao tầm vóc, rút ngắn chu kỳ nuôi, chuyển mục đích từ nuôi lấy sức kéo sang nuôi nhốt lấy thịt, tập trung.

 Cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo các giống ngoại, tăng tổng đàn bò, dê trong trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi tập trung và liên kết trồng cây thức ăn chăn nuôi.

 Tăng tổng đàn lợn, gà trong trang trại và cơ sở chăn nuôi tập trung các giống ngoại; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng tổng đàn lợn, gà bản địa tại các gia trại và hộ chăn nuôi; bảo tồn và phát triển giống lợn bản địa, gà Lạc Thủy, Lạc Sơn, gà H’Mông và vịt Bầu Bến...

 Thu hút các dự án đầu tư nhà máy, cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi; quy hoạch và chuyển đổi tối đa diện tích đất chưa sử dụng, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thức ăn chăn nuôi.

 Xóa bỏ tập quán chăn nuôi dưới gầm nhà sàn, chăn nuôi thả rông đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Nghị quyết đề ra 6 giải pháp trọng tâm:

 (1) Tổ chức rà soát lại các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xác định quy mô sản xuất và định hướng trong chăn nuôi, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi hàng hóa cho một số doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM.

 (2) Quản lý chặt chẽ nguồn giống gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, KH&CN, môi trường, phòng chống dịch bệnh.

 (3) Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp; từng bước tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững. Phát triển các tổ hợp tác, HTX liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương gồm lợn bản địa Đà Bắc, gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn và dê núi…

 (4) Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả QLNN chuyên ngành chăn nuôi và thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở.

 (5) Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách đặc thù để hỗ trợ giống, thiết bị, vắc xin phòng, chống dịch bệnh, lãi vay ngân hàng, quảng bá giới thiệu sản phẩm và đào tạo nghề cho người chăn nuôi.

 (6) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phát triển chăn nuôi bền vững; áp dụng KHKT trong chăn nuôi đảm bảo ATTP, thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ liên xã, liên huyện và các tỉnh trong vùng.

 

                                                               P.V (TH)

 

Các tin khác


Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn từ ngày 9/4 - 11/4. Đoàn gồm 42 người, trong đó 32 người có uy tín, 10 cán bộ phục vụ. Đây là nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự buổi gặp mặt đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục