(HBĐT) - Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xác định huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh là ưu tiên hàng đầu, huyện Cao Phong đã có nhiều cách làm hay "lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho nhân dân” với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau”. Nhiều năm nay, việc xã hội hóa xây dựng NTM đã trở thành phong trào góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.


Nam Phong là xã về đích NTM năm 2016. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Nam Phong đã nâng cao nhận thức, năng lực chỉ đạo điều hành từ cán bộ xã đến xóm tạo nên sức mạnh tổng hợp và sự đồng lòng của nhân dân. 6 năm qua (2011-2016), xã đã huy động nguồn lực trên 105 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng. Nguồn lực trên chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống GTNT, các công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, xã tích cực chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất, đặc biệt là 2 loại cây trồng chủ lực cam và mía đem lại thu nhập cao cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 12%; 99% lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%; 95% người dân tham gia BHYT; trên 90% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh...


Nhân dân xóm Pheo A, xã Yên Thượng (Cao Phong) đóng góp ngày công, vật liệu làm sân nhà văn hoá, góp phần đạt tiêu chí NTM.

Các xã đã truyền tải mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng NTM bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền, tạo chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, nông dân huyện Cao Phong không chỉ năng động trong phát triển nông nghiệp hàng hóa mà còn tự giác tham gia kiến thiết nông thôn. Trong xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng ở các xã, cấp ủy, chính quyền, ban công tác mặt trận đưa ra nhân dân thảo luận sâu rộng, thông qua những công việc cụ thể, xây dựng thiết kế, dự toán thu, chi, mức đóng góp, phương án thi công, lộ trình thanh toán. Giám sát chặt kỹ thuật, chất lượng vật liệu kiến trúc, chọn giải pháp thi công tối ưu, thanh toán theo khối lượng hoàn thành và công khai, minh bạch tình hình thu - chi, sử dụng vốn đóng góp cho nhân dân biết. Huyện Cao Phong đã phát huy hiệu quả nguồn lực, trách nhiệm của nhân dân, chung sức xây dựng NTM. Cấp ủy, chính quyền các xã bố trí nguồn vốn tập trung xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, thúc đẩy giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa. Thực hành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Qua đó, Cao Phong đã khơi thông nguồn lực trong nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân” trong xây dựng NTM.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Một trong những điểm nhấn cơ bản trong phong trào xây dựng NTM là quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân khi triển khai thực hiện phong trào. Đặc biệt cần phát huy dân chủ ở cơ sở, nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, xây dựng niềm tin trong nhân dân, tất cả mọi công trình kêu gọi đóng góp phải công khai, minh bạch. Cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng NTM tạo nên bước đột phá, thu hút được lượng lớn nguồn lực đối ứng của cộng đồng dân cư tham gia xây dựng NTM, là động lực khơi dậy các nguồn lực, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng NTM ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Việc phát triển sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh cả về số lượng, chất lượng, tập trung vào các nhóm hàng hóa chính, có lợi thế so sánh cạnh tranh như cây ăn quả có múi, cây mía, nuôi thủy sản tại xã Bình Thanh và Thung Nai.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình NTM đạt 88.051 triệu đồng. Huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Đến nay, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM là Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong; 5 xã đạt từ 11 - 15 tiêu chí, 4 xã đạt từ 5 -10 tiêu chí. Năm 2017, xã Đông Phong phấn đấu về đích NTM, huyện đã tổ chức hội nghị chuyên đề, rà soát từng tiêu chí đã đạt, chưa đạt để bàn giải pháp thực hiện, phân công cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo, các ngành phụ trách từng tiêu chí giúp xã triển khai thực hiện, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân tiếp tục tham gia thực hiện chương trình.


                                                                               Đinh Thắng

Các tin khác


Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt 19.114 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tính đến đầu tháng 8/2017, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 19.114 tỷ đồng, tăng 898 tỷ đồng, tăng 4,9% so với 31/12/2016. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.465 tỷ đồng, tăng 8,2%, ước thực hiện đến 30/8 đạt 12.635 tỷ đồng.

Tân Lạc trên 13 ngàn hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt khá

(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 của tỉnh là 1.982.107 triệu đồng, hiện đã giao chi tiết cho các dự án 1.864.910 triệu đồng, bao gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý 997.390 triệu đồng; vốn ngân sách T.ư hỗ trợ các chương trình mục tiêu 369.990 triệu đồng; vốn chương trình mục tiêu 288,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 326 tỷ đồng...

Tăng cường các biện pháp chống nợ thuế

(HBĐT) - Tính đến ngày 31/7/2017, tổng số tiền thuế nợ của toàn Cục Thuế là 304.248 triệu đồng (riêng tiền chậm nộp 61.794 triệu đồng, chiếm 20% tổng số nợ), giảm 5.720 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2016. Trong số tiền nợ thuế thì nợ khó thu là 111.321 triệu đồng (giảm 2% so với số tiền thuế nợ thời điểm 31/12/2016); nợ có khả năng thu 192.927 triệu đồng, chiếm 7,4% dự toán pháp lệnh.

Lương Sơn 12.383 hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Xã Ân Nghĩa dồn sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố. Cảnh quan môi trường nông thôn dần được cải thiện, đời sống kinh tế ngày càng ổn định… Đó là những kết quả đạt được của xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) sau 6 năm thực hiện xây dựng NTM. Hiện nay, xã đạt được 13 tiêu chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục