Chi cục Thuế TP Hòa Bình rà soát, quản lý tốt nguồn thu, tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Cục Thuế đã tổng hợp danh sách các doanh nghiệp nợ thuế đến ngày 31/7/2017, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, có 38 doanh nghiệp nợ thuế với số tiền trên 142,3 tỷ đồng. Trong đó có các doanh nghiệp nợ thuế lớn như: Công ty CP Cơ khí lắp máy sông Đà (chi nhánh 1 (nợ thuế và bao gồm cả tiền phạt chậm nộp) 33,8 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Hòa Bình nợ 10 tỷ đồng; Công ty Thành An 116 nợ 9,9 tỷ đồng; Công ty CP Sông Đà 12 (Xí nghiệp 12.2) nợ 4,1 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Đầu tư Thành Hưng nợ 2,1 tỷ đồng; Công ty Chè Hiệp Khánh nợ 1,6 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Ngọc Thảo Hòa Bình nợ 11,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Công nghiệp dầu nhớt Valine nợ 10 tỷ đồng; Công ty TNHH BMC nợ 6,2 tỷ đồng; Công ty CP TM Hoàng Yến nợ 4,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Trung Dũng nợ 5,4 tỷ đồng; Công ty CP Cồn và tinh bột Phú Mỹ nợ 7,2 tỷ đồng; Công ty CP khai khoáng Lương Sơn nợ 2,1 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư xây dựng Lâm Bình nợ 3,3 tỷ đồng; Công ty CP V star nợ 1,8 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Gia Ngân nợ 1,5 tỷ đồng….
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về các biện pháp đôn đốc thu nợ trong năm 2017, Cục Thuế đã chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thành phố và Phòng Quản lý nợ bám sát kế hoạch đã xây dựng để giao chỉ tiêu thu nợ và triển khai các biện pháp đôn đốc thu, xử lý tiền thuế nợ cũ, nợ phát sinh; tập trung đôn đốc nhóm nợ có khả năng thu bằng các biện pháp cưỡng chế quyết liệt; phấn đấu giảm cả về đối tượng nợ và tổng số nợ thuế khả năng thu tại thời điểm 31/12/2017 không vượt quá 5% tổng số thu thực thu NSNN năm 2017.
Trong tháng 7/2017, Cục Thuế Hòa Bình đã thực hiện đôn đốc bằng điện thoại 1.106 lượt, gửi 7.739 lượt thông báo mẫu số 07/QLN để đôn đốc số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp của các doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với 9 doanh nghiệp nợ thuế gặp khó khăn về tài chính, yêu cầu ký cam kết nộp tiền thuế nợ đọng; gửi 242 văn bản cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp liên quan xác minh thông tin để áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Trong tháng, Cục Thuế đã ban hành 59 quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp cưỡng chế trích tiền, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, cưỡng chế bên thứ ba và đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thực hiện công khai thông tin doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế lớn trên trang thông tin điện tử của ngành và các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với doanh nghiệp nợ thuế do chưa được NSNN thanh toán vốn, tiếp tục rà soát, hướng dẫn và ban hành 9 thông báo về việc chấp nhận "không tính tiền chậm nộp” (theo khoản 10, điều 2, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015; Thông tư số 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính), số tiền thuế nợ không tính chậm nộp lũy kế đến 3.
Cùng với triển khai các biện pháp nâng cao trách nhiệm, năng lực của cán bộ viên chức, Cục Thuế đang rà soát, phân loại nợ, tổng hợp chính xác số tiền nợ thuế, phân tích nguyên nhân của từng đối tượng nợ thuế để thu nợ hiệu quả. Trong đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đúng thủ tục, trình tự quy định; tiếp tục thực hiện Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh về Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, nộp NSNN trên địa bàn; công khai thông tin đối với những trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế; tăng cường các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm số tiền nợ đến thời điểm 31/12/2017 không vượt chỉ tiêu của Tổng Cục thuế giao.
LC
Sáng 7-9, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo giới thiệu Báo cáo Việt Nam trước ngã rẽ - tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới và Tăng cường sức cạnh tranh, liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ, do Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức.