(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, giao thông được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện vì cần nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các xã vùng sâu, vùng xa của huyên Kim Bôi địa hình phức tạp, dân cư sinh sống phân tán. Đặc biệt, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong nhân dân thực hiện tiêu chí giao thông đạt chuẩn là "bài toán khó”.




Đường nội đồng xã Nam Thượng (Kim Bôi) được kiên cố đạt chuẩn NTM, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.

Cuối Hạ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều. Sau 6 năm xây dựng NTM, đến năm 2017, xã mới đạt 8 tiêu chí, trong đó một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất là tiêu chí giao thông. Xã có 43 km đường liên thôn, xóm và đường nội đồng nhưng mới cứng hóa được 6 km, còn lại là đường đất. Khó khăn nhất trong phát triển giao thông nông thôn (GTNT) ở xã Cuối Hạ là kinh phí. Ngoài mỗi năm Nhà nước hỗ trợ 400 triệu đồng để xây dựng NTM, xã chưa huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân. Do nằm trong vùng khó khăn nên xã chưa thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư, điểm xuất phát thấp hơn so với những xã xung quanh. Những năm gần đây, cùng với kinh phí xây dựng NTM, xã được Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát, sỏi, nhân dân tự nguyện đóng góp ngày công và hiến đất làm đường nhưng do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm xã chỉ bê tông hóa được 1 km đường giao thông.

 Từ thực tế xã Cuối Hạ cho thấy, khó khăn về nguồn lực chính là rào cản đáng ngại trên lộ trình xây dựng tiêu chí giao thông đạt chuẩn NTM của các xã trên địa bàn huyện Kim Bôi. Để kiên cố hóa các tuyến đường liên thôn, nội thôn đạt chuẩn, chính quyền xã vẫn loay hoay chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Khi thực hiện mở đường hoặc đổ bê tông đường GTNT, các xã đều tổ chức họp dân để bàn bạc. Tuy nhiên, người dân chỉ góp công làm đường, còn việc đóng góp bằng tiền rất hạn chế.

Xác định giao thông có vai trò quan trọng đối với kinh tế và đời sống nên những năm qua, huyện Kim Bôi đã chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương tranh thủ kinh phí đầu tư xây dựng của Nhà nước, kết hợp với huy động sức dân đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp GTNT, cơ bản đã giải quyết việc đi lại của nhân dân và góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống đường GTNT trong huyện Kim Bôi còn thấp, cần nâng cấp, sửa chữa. ở những nơi kinh tế phát triển, nhân dân đã cứng hoá đường thôn, xóm. Hầu hết các tuyến chưa cứng hoá nằm ở thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, dân cư không tập trung, chiều dài đường trên số hộ quá lớn. Với phương châm "Nhân dân làm và quản lý là chính, Nhà nước có sự hỗ trợ” đã "khai thông” khó khăn về kinh phí trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương. Nhờ chính sách này đã huy động được tiềm năng trong nhân dân thông qua việc tự nguyện đóng góp, tạo nên phong trào nhân dân cùng xây dựng, cùng làm đường GTNT. Không chỉ vậy, qua chính sách này, việc xây dựng đường GTNT đã được "xã hội hóa”, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, nguồn vốn của các tổ chức, cơ quan, cá nhân để thực hiện.

 Trong 6 năm (2011-2017), tổng nguồn vốn huy động thực hiện tiêu chí giao thông là 330,696 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Chương trình xây dựng NTM 26,097 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 250,502 tỷ đồng; vốn Doanh nghiệp 1.200 triệu đồng; Vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 52.897 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 253 km đường GTNT, đường trục xã đã được cứng hóa 151,6/166,38 km; đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa 152/284 km; đường ngõ xóm được cứng hóa 145/336,8 km; đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá 33/234,97 km. Qua rà soát đánh giá, đến nay có 17/27 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

 Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Tiêu chí giao thông có thể coi là tiêu chí "xương sống”, tạo tiền đề phát triển KT-XH để triển khai và hoàn thành các tiêu chí khác. Sự đồng thuận của người dân trong phong trào làm đường giao thông thời gian qua là điều kiện và cơ hội thuận lợi để huyện đạt những kết quả tích cực. Trong thời gian tới, huyện sẽ phát huy tối đa sức mạnh toàn dân bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời tuyên truyền, vận động sâu rộng để người dân phát huy tốt vai trò chủ thể trong lộ trình xây dựng NTM

 

 
                                                                   Đinh Thắng

 


Các tin khác


Dấu ấn phong trào phụ nữ Kim Bôi chung tay xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phụ nữ là chủ thể quan trọng và là nhân tố tích cực trong xây dựng NTM, vì vậy chúng tôi luôn chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, đồng thời tổ chức những hoạt động thiết thực để khích lệ chị em tham gia - đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi đã chia sẻ khi giới thiệu những thành quả đạt được từ phong trào thi đua " Phụ nữ tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do hội LHPN tỉnh phát động.

Tập huấn tổ chức hoạt động dịch vụ hợp tác xã nông nghiệp cho trên 60 học viên

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 17-19/10/2017, tại thành phố Hòa Bình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lớp tập huấn về mô hình hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012, đặc biệt là mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm và HTX cộng đồng. Tham gia tập huấn có hơn 60 học viên là cán bộ, thành viên HTX tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Lương Sơn, Kim Bôi: Tăng cường công tác khắc phục thiệt hại trong nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 19/10, tiếp tục chương trình làm việc với các địa phương về công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi khảo sát thực tế tại một số địa bàn thuộc huyện Lương Sơn và Kim Bôi. Sau đó, làm việc với lãnh đạo UBND huyện và các đơn vị liên quan để đôn đốc triển khai các công việc cấp bách trong thời gian tới.

Xã Chí Đạo được mùa dổi

(HBĐT) - Theo đường tỉnh 436, từ Tân Lạc, chúng tôi xuôi về quê hương của dổi - xã Chí Đạo (Lạc Sơn). Theo đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã, dổi chín được bà con tập trung thu hoạch trong khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày.

Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu - đông

(HBĐT) - Người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung tái đàn để cung ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2018. Bên cạnh việc đầu tư cho chăn nuôi, bà con cần lưu ý khâu chăm sóc, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động để sản xuất ổn định và phát triển.

Đã thông tuyến đường tỉnh 433

(HBĐT) - Vào 19h tối 18/10, với nỗ lực của lực lượng tham gia xử lý sự cố giao thông nghiêm trọng, tuyến đường tỉnh 433 từ thành phố Hòa Bình đi huyện Đà Bắc đã thông tuyến hết tổng chiều dài 90,6km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục