(HBĐT) - Người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung tái đàn để cung ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2018. Bên cạnh việc đầu tư cho chăn nuôi, bà con cần lưu ý khâu chăm sóc, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động để sản xuất ổn định và phát triển.


Theo thống kê, đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng 176.000 con trâu, bò, trên 400.000 con lợn, 4,5 triệu con gia cầm, 33.500 con dê và 139.000 con chó. Chăn nuôi hàng hóa ngày càng mở rộng, hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn. Sau khó khăn về tình hình tiêu thụ những tháng đầu năm, chăn nuôi đang được phục hồi. Hiện có 55 trang trại gia cầm quy mô lớn gồm 39 trang trại gà thương phẩm với số lượng 530.000 con, sản xuất khoảng 2,7 triệu con/năm; 14 trang trại gà giống và đẻ trứng thương phẩm với 356.000 con; 2 trại nuôi vịt đẻ trứng quy mô từ 4.000 - 5.000 con; 35 trại nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, từ đầu năm đến nay đã sản xuất trên 230.000 con lợn giống. Trên địa bàn có khoảng 300 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bán công nghiệp và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ chuyên về các con đặc sản như: lợn bản địa, don, nhím…


Hộ chăn nuôi xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tiêm phòng cho đàn lợn nuôi vụ Thu –Đông

Đáng chú ý, ở một số địa phương trong cả nước xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, LMLM. Tại tỉnh ta tuy chưa xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm nhưng một vài dịch bệnh như tụ huyết trùng, tả, phó thương hàn trên lợn, niu - cát - xơn, viêm thanh khí quản trên đàn gia cầm vẫn xảy ra. Tình hình thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lớn. Để giảm thiểu những tổn thất trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần quan tâm đến việc chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là ở vụ thu - đông, chuồng trại gia súc, gia cầm cần được vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng định kỳ giúp phòng bệnh chủ động.

Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo: Lo ngại về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn song hành với chăn nuôi. Vào vụ thu - đông, những bệnh dịch nguy hiểm gây thiệt hại cho đàn vật nuôi cần cẩn trọng đề phòng như bệnh tụ huyết trùng, LMLM ở trâu, bò, bệnh tụ huyết trùng, tả, lép tô, tụ dấu ở lợn, bệnh niu - cát - xơn, cúm, tả ở gà… Muốn phát triển kinh tế hiệu quả, người chăn nuôi phải có nhận thức đầy đủ về quy trình chăn nuôi, thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp. Cụ thể là chăm sóc vật nuôi đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đồng thời tiêm phòng đầy đủ cho đàn. Các địa phương vừa kết thúc đợt phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi với kết quả thực hiện đạt trên 95% tổng diện tích chuồng trại gia súc, gia cầm trong dân.

Riêng công tác tiêm phòng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển chăn nuôi, nhất là trong thời điểm dịch LMLM, cúm gia cầm đang phát ở một số tỉnh trong cả nước. Các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu - đông. Bên cạnh sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền trong lãnh, chỉ đạo, tuyên truyền đẩy mạnh công tác tiêm phòng trong chăn nuôi, người chăn nuôi cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức phòng bệnh cho đàn nhằm ngăn ngừa bệnh dịch, hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển. Theo kế hoạch, đợt tiêm phòng vụ thu - đông diễn ra vào tháng 10 - 11/2017, diện tiêm là toàn bộ gia súc, gia cầm trong nhân dân, tỷ lệ tiêm yêu cầu phải đạt 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin.

 

 


                                                                Bùi Minh


 


Các tin khác


Khá giả nhờ trồng nhãn

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi đến thăm gia đình anh Phạm Văn Vượng ở xóm Khoang - một trong những hộ có thu nhập khá cao từ trồng nhãn nhiều năm nay. Dư âm về mùa nhãn thắng lợi vẫn còn đọng lại trong gia đình.

Người nuôi cá lồng trên sông Hồng mất trắng do mưa lũ

Hàng chục tấn cá lăng, cá diêu hồng cho giá trị cao của hai hộ nông dân ở xã Hồng Phong (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đồng loạt chết trắng bụng trong những ngày qua do ảnh hưởng của việc xả lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Ngân hàng giảm lãi, tiếp tục cho vay mới để khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành văn bản số 8377/NHNN-TD yêu cầu Chủ tịch HĐQT/HĐTV, Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng (TCTD) và Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ (trong đó có tỉnh Hoà Bình) triển khai các nội dung nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão lũ tháng 10/2017 gây ra.

Dân chủ trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khởi điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2011, xã Trường Sơn (Lương Sơn) mới đạt 4/19 tiêu chí. Qua hơn 6 năm, xã đạt 14 tiêu chí và phấn đấu đến năm 2019 về đích NTM. Để có được thành quả đó, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được xã ưu tiên hàng đầu góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.

Mưa kéo dài, xót xa cây lúa nảy mầm trên bông

(HBĐT) - Mất trắng. Cụm từ mà nhiều nông dân nghẹn ngào chia sẻ. Nhiều ruộng lúa sau bao nhiêu công chăm sóc không cho thu hoạch vì sâu bệnh hại mà ở những thửa ruộng tưởng vớt vát được chút ít thì nay dầm mưa, lúa nảy mầm trắng đồng...

Nông dân Cao Phong chạy đua nước lũ cứu cam chết ngập

(HBĐT) - Tháng 10 là thời điểm Cam Cao Phong bắt đầu vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, sau mấy ngày mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Cao Phong bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê, toàn huyện có 123 ha diện tích cây có múi bị ngập úng và gãy đổ. Điều đáng nói, sau mưa lớn, một số vườn cam có hiện tượng vàng quả, nứt quả và rụng hỏng khá lớn. Nhiều hộ trồng cam đứng trước nguy cơ mất trắng vụ cam năm nay.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục