Nhằm phát triển Vân Ðồn trở thành đặc khu kinh tế, cảng hàng không quốc tế Vân Ðồn được gấp rút xây dựng với vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 4.000 tỷ đồng. Ảnh: QUỲNH TRANG
Bộ máy tinh giản, gọn nhẹ
Kinh nghiệm phát triển các mô hình ÐKKT của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một trong những điều kiện quyết định sự thành công là bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ và hiệu quả. Theo đại diện Ban soạn thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (HCKTÐB - tạm gọi là ÐKKT), để bảo đảm việc xây dựng tổ chức chính quyền địa phương phù hợp các quy định về thể chế, chính sách kinh tế - xã hội có tính chất đặc biệt, vượt trội, cạnh tranh quốc tế, Ban soạn thảo đã đề xuất hai phương án tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở ÐKKT, trong đó có phương án đề nghị xây dựng mô hình tại các ÐKKT Vân Ðồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) theo hướng không xác định có cấp chính quyền địa phương và không tổ chức HÐND và UBND, thay vào đó là một thiết chế được gọi là Trưởng đơn vị HCKTÐB (tạm gọi là Trưởng ÐKKT), thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quyết định, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Vụ trưởng Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KHÐT) Trần Duy Ðông cho biết, ÐKKT được xác định là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, không xác định phân chia theo mô hình chính quyền cấp xã/phường phía dưới như thông thường mà chia thành các khu hành chính. ÐKKT cũng không tổ chức như một cấp chính quyền với HÐND, UBND mà phân cấp mạnh thẩm quyền cho Trưởng ÐKKT. Ðây là chức danh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức nhưng vẫn chịu sự giám sát của HÐND, UBND cấp tỉnh; phải báo cáo công tác, trả lời chất vấn trước các cơ quan này. Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn nhận định: Phương án chỉ có Trưởng ÐKKT, có nhiều ưu thế, bởi vì UBND làm việc theo cơ chế tập thể, trong khi, để giải quyết nhanh mọi vấn đề theo yêu cầu của một ÐKKT thì cần một bộ máy chính quyền gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguyên Phó Viện trưởng Chính sách phát triển (Bộ KHÐT) Nguyễn Bá Ân cho rằng: Làm ÐKKT phải có tư duy đột phá về mô hình chính quyền. Kể cả nếu thuộc cấp tỉnh, nhưng thẩm quyền của ÐKKT có thể có những vấn đề phải vượt lên cả cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nếu đưa ÐKKT trực thuộc cấp tỉnh thì rất dễ nảy sinh tình trạng cả 63 tỉnh, thành phố đều muốn thành lập đặc khu vì có nhiều ưu đãi, cơ chế. Từ đó tạo ra sự cát cứ, mỗi tỉnh thành phố là nền kinh tế riêng, gây ra tình trạng cạnh tranh lẫn nhau.
Phân cấp và giám sát
Các quy định việc phân cấp, phân quyền cho Trưởng ÐKKT trong dự thảo luật cũng đang gây nhiều tranh cãi. GS Trần Ngọc Ðường, Ủy viên Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Dự thảo quy định Trưởng ÐKKT chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, trước Thủ tướng, HÐND, UBND cấp tỉnh nhưng chức danh này lại không do HÐND tỉnh bầu ra nên yêu cầu chịu trách nhiệm trước cơ quan này chưa thực sự thuyết phục. Luật cũng dự kiến tạo cho Trưởng ÐKKT một vị thế đặc biệt, ít phụ thuộc để có thể ra quyết định nhanh, thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng các quy định đưa ra lại cho thấy, vị trí này sẽ phụ thuộc vào Chủ tịch UBND và HÐND tỉnh. PGS, TS Dương Ðăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng: Cần xây dựng các quy định cụ thể cho Trưởng ÐKKT, chứ không phải quyền lực tập thể chung chung.
Tuy nhiên, PGS, TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và phát triển lại bày tỏ lo ngại: Cơ chế bổ nhiệm và bãi nhiệm trưởng đặc khu liệu có chọn được người đủ năng lực? Khi trao quyền hạn lớn cho Trưởng ÐKKT có đủ năng lực để thực thi không? Việc giám sát quyền lực thế nào? Nếu xảy ra hiện tượng "lợi ích nhóm" thì có công cụ nào để ngăn chặn khi quyền đã giao hết cho Trưởng ÐKKT, thí dụ như quyền chỉ định thầu với các dự án? "Trưởng ÐKKT nên là một giám đốc điều hành hơn là người ban hành chính sách", PGS, TS Hoàng Ngọc Giao nhấn mạnh. Trong khi đó, đồng tình việc trao quyền mạnh cho Trưởng ÐKKT, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Ðình Thiên nhìn nhận: Phải có mô hình đặc biệt để tạo sự đột phá cho các đặc khu và đây chính là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh vai trò trách nhiệm cá nhân trong đơn vị ÐKKT, giám sát cơ bản là giám sát năng lực và trách nhiệm. Giám sát quan trọng nhất là dựa trên hệ thống công khai, minh bạch, do người dân giám sát,...
Rõ ràng, qua kinh nghiệm các nước, muốn phát triển ÐKKT cần cơ chế đặc biệt, đột phá thể chế. Tuy nhiên, ưu đãi mức nào và ưu đãi đến đâu cũng là vấn đề cần được đặt ra, tránh tình trạng thu hút đầu tư bằng mọi giá. Theo một số chuyên gia, việc trao quyền cho các Trưởng ÐKKT phải có sự giám sát thông qua đoàn đại biểu Quốc hội, HÐND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan khác và xã hội. Vấn đề giám sát cần được định hướng để bảo đảm có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mới so với hiện nay. Cơ quan soạn thảo vẫn đang tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu để tìm ra cơ chế giám sát hiệu quả nhất, bảo đảm quyền tự chủ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ÐKKT.
Dự thảo về Luật Ðơn vị HCKTÐB được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV. Hy vọng dự thảo luật lần này sẽ được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến chi tiết vào những vấn đề đang được đặt ra, tạo hướng mở nhưng chặt chẽ, thật sự tạo cú huých cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Bộ máy tinh giản, gọn nhẹ
Kinh nghiệm phát triển các mô hình ÐKKT của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một trong những điều kiện quyết định sự thành công là bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ và hiệu quả. Theo đại diện Ban soạn thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (HCKTÐB - tạm gọi là ÐKKT), để bảo đảm việc xây dựng tổ chức chính quyền địa phương phù hợp các quy định về thể chế, chính sách kinh tế - xã hội có tính chất đặc biệt, vượt trội, cạnh tranh quốc tế, Ban soạn thảo đã đề xuất hai phương án tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở ÐKKT, trong đó có phương án đề nghị xây dựng mô hình tại các ÐKKT Vân Ðồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) theo hướng không xác định có cấp chính quyền địa phương và không tổ chức HÐND và UBND, thay vào đó là một thiết chế được gọi là Trưởng đơn vị HCKTÐB (tạm gọi là Trưởng ÐKKT), thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quyết định, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Vụ trưởng Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KHÐT) Trần Duy Ðông cho biết, ÐKKT được xác định là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, không xác định phân chia theo mô hình chính quyền cấp xã/phường phía dưới như thông thường mà chia thành các khu hành chính. ÐKKT cũng không tổ chức như một cấp chính quyền với HÐND, UBND mà phân cấp mạnh thẩm quyền cho Trưởng ÐKKT. Ðây là chức danh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức nhưng vẫn chịu sự giám sát của HÐND, UBND cấp tỉnh; phải báo cáo công tác, trả lời chất vấn trước các cơ quan này. Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn nhận định: Phương án chỉ có Trưởng ÐKKT, có nhiều ưu thế, bởi vì UBND làm việc theo cơ chế tập thể, trong khi, để giải quyết nhanh mọi vấn đề theo yêu cầu của một ÐKKT thì cần một bộ máy chính quyền gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguyên Phó Viện trưởng Chính sách phát triển (Bộ KHÐT) Nguyễn Bá Ân cho rằng: Làm ÐKKT phải có tư duy đột phá về mô hình chính quyền. Kể cả nếu thuộc cấp tỉnh, nhưng thẩm quyền của ÐKKT có thể có những vấn đề phải vượt lên cả cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nếu đưa ÐKKT trực thuộc cấp tỉnh thì rất dễ nảy sinh tình trạng cả 63 tỉnh, thành phố đều muốn thành lập đặc khu vì có nhiều ưu đãi, cơ chế. Từ đó tạo ra sự cát cứ, mỗi tỉnh thành phố là nền kinh tế riêng, gây ra tình trạng cạnh tranh lẫn nhau.
Phân cấp và giám sát
Các quy định việc phân cấp, phân quyền cho Trưởng ÐKKT trong dự thảo luật cũng đang gây nhiều tranh cãi. GS Trần Ngọc Ðường, Ủy viên Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Dự thảo quy định Trưởng ÐKKT chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, trước Thủ tướng, HÐND, UBND cấp tỉnh nhưng chức danh này lại không do HÐND tỉnh bầu ra nên yêu cầu chịu trách nhiệm trước cơ quan này chưa thực sự thuyết phục. Luật cũng dự kiến tạo cho Trưởng ÐKKT một vị thế đặc biệt, ít phụ thuộc để có thể ra quyết định nhanh, thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng các quy định đưa ra lại cho thấy, vị trí này sẽ phụ thuộc vào Chủ tịch UBND và HÐND tỉnh. PGS, TS Dương Ðăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng: Cần xây dựng các quy định cụ thể cho Trưởng ÐKKT, chứ không phải quyền lực tập thể chung chung.
Tuy nhiên, PGS, TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và phát triển lại bày tỏ lo ngại: Cơ chế bổ nhiệm và bãi nhiệm trưởng đặc khu liệu có chọn được người đủ năng lực? Khi trao quyền hạn lớn cho Trưởng ÐKKT có đủ năng lực để thực thi không? Việc giám sát quyền lực thế nào? Nếu xảy ra hiện tượng "lợi ích nhóm" thì có công cụ nào để ngăn chặn khi quyền đã giao hết cho Trưởng ÐKKT, thí dụ như quyền chỉ định thầu với các dự án? "Trưởng ÐKKT nên là một giám đốc điều hành hơn là người ban hành chính sách", PGS, TS Hoàng Ngọc Giao nhấn mạnh. Trong khi đó, đồng tình việc trao quyền mạnh cho Trưởng ÐKKT, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Ðình Thiên nhìn nhận: Phải có mô hình đặc biệt để tạo sự đột phá cho các đặc khu và đây chính là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh vai trò trách nhiệm cá nhân trong đơn vị ÐKKT, giám sát cơ bản là giám sát năng lực và trách nhiệm. Giám sát quan trọng nhất là dựa trên hệ thống công khai, minh bạch, do người dân giám sát,...
Rõ ràng, qua kinh nghiệm các nước, muốn phát triển ÐKKT cần cơ chế đặc biệt, đột phá thể chế. Tuy nhiên, ưu đãi mức nào và ưu đãi đến đâu cũng là vấn đề cần được đặt ra, tránh tình trạng thu hút đầu tư bằng mọi giá. Theo một số chuyên gia, việc trao quyền cho các Trưởng ÐKKT phải có sự giám sát thông qua đoàn đại biểu Quốc hội, HÐND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan khác và xã hội. Vấn đề giám sát cần được định hướng để bảo đảm có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mới so với hiện nay. Cơ quan soạn thảo vẫn đang tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu để tìm ra cơ chế giám sát hiệu quả nhất, bảo đảm quyền tự chủ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ÐKKT.
Dự thảo về Luật Ðơn vị HCKTÐB được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV. Hy vọng dự thảo luật lần này sẽ được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến chi tiết vào những vấn đề đang được đặt ra, tạo hướng mở nhưng chặt chẽ, thật sự tạo cú huých cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Theo Báo Nhân Dân
(HBĐT) - Theo đường tỉnh 436, từ Tân Lạc, chúng tôi xuôi về quê hương của dổi - xã Chí Đạo (Lạc Sơn). Theo đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã, dổi chín được bà con tập trung thu hoạch trong khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày.
(HBĐT) - Người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung tái đàn để cung ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2018. Bên cạnh việc đầu tư cho chăn nuôi, bà con cần lưu ý khâu chăm sóc, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động để sản xuất ổn định và phát triển.
(HBĐT) - Ngày 18/10, thực hiện chương trình làm việc với các địa phương về công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đến khảo sát tình hình tại hai huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.