(HBĐT) - Sáng 28/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì hội nghị trực tuyến Sơ kết tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp giai đoạn 2015-2017. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thanh Hà, Sông Bôi, 2/9, Cao Phong và Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.
Các đại biểutỉnh ta dự hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình.
Giai đoạn 2015-2017, các Bộ, ngành, địa phương, về cơ bản đã khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực và đạt được kết quả tương đối tốt trong việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể, có một số địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện khẩn trương tích cực như: Tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Định; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (7 công ty), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (2 Công ty). Những công ty nông, lâm nghiệp sau khi sắp xếp lại, bước đầu sản xuất kinh doanh đã dần ổn định hơn.
Đặc biệt với mô hình cổ phần hóa các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng như: Công ty cổ phần cao su Bình Dương (doanh thu trước sắp xếp 49 tỷ đồng, sau sắp xếp 133 tỷ đồng), Công ty cổ phần nông lâm nghiệp Bình Dương (doanh thu trước sắp xếp 26 tỷ đồng, sau sắp xếp 34 tỷ đồng); Công ty cổ phần chè Bàu Cạn (lợi nhuận trước sắp xếp 277 triệu đồng, sau sắp xếp 4 tỷ đồng), các công ty lâm nghiệp Đình Lập, Lộc Bình, Hòa Bình, Đông Bắc thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần, công ty CP cao su Bà Rịa, Tân Biên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đều phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn trước đó. Sau khi sắp xếp về cơ bản đã xử lý được tồn tại về tài chính, tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Định hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã cụ thể và sát thực với tình hình thực tế hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp còn tồn tại một số hạn chế như: Vẫn còn một số địa phương, doanh nghiệp thực hiện chậm tiến độ, nhất là việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới đối với hai mô hình cổ phần hóa và Công ty TNHH hai thành viên tại các địa phương rất chậm.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp (2015-2017). Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp (2015-2017). Thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty có Công ty nông - lâm nghiệp tiếp tục quán triệt quan điểm, tư tưởng, chủ trương, mục tiêu sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp theo đề án được duyệt trong năm 2018…
Đồng thời, báo cáo kịp thời khó khăn vướng mắc, cần thiết đề nghị điều chỉnh, bổ sung phương án. Song song với đó, cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý dứt điểm các trường hợp cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai… Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới.
HT
(HBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành NN & PTNT, huyện Lạc Thủy đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng xây dựng các chuỗi giá trị. Trong đó, chương trình được ưu tiên số một là trồng rau an toàn theo chuỗi.
(HBĐT) - Nằm ở lưng chừng dốc, cách trung tâm thị trấn Mai Châu 14 km, xã Thung Khe giáp ranh với xã Noong Luông và địa phận huyện Tân Lạc. Xã gồm 4 xóm, 151 hộ với 595 nhân khẩu. Trong những năm qua, xã Thung Khe đã nỗ lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, công trình thủy lợi… trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù là xã vùng cao nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Với 100% lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 32% (theo chuẩn nghèo đa chiều), thu nhập bình quân mới đạt 10,2 triệu đồng/người/năm.
(HBĐT) - Để ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Sở NN&PTNT đã ban hành công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai mưa lũ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố thực hiện phương châm "Lấy vụ đông bù vụ mùa”, chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: