(HBĐT) - Tại huyện Lương Sơn, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội thảo bàn giải pháp thúc đẩy thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Huyện Lương Sơn là một trong những địa phương đang có thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, được tỉnh quy hoạch 1.458 ha trồng rau an toàn và được quy hoạch là vành đai nông nghiệp xanh cung cấp rau an toàn cho huyện và đặc biệt là thành phố Hà Nội. Sau gần 9 năm kiên trì phát triển, đến nay, huyện Lương Sơn có 25 nhóm sản xuất rau hữu cơ và 5 HTX nông nghiệp hữu cơ với 195 thành viên tham gia. Quy mô diện tích sản xuất trên 18 ha, trong đó, diện tích sản xuất đã được cấp chứng nhận GPS 7,7 ha; diện tích đang chuyển đổi 6,8 ha; diện tích mở rộng 3,6 ha. Sản lượng rau trong 9 tháng năm 2017 đạt trên 117,5 tấn, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng.

Việc sản xuất rau hữu cơ đã tạo việc làm ổn định, tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định an sinh xã hội và xây dưng nông thôn mới...Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm...

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tập trung vào các yếu tố như: thực trạng và xu hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; nhu cầu thực phẩm hữu cơ của các cộng đồng người tiêu dùng nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, sự chủ động về lợi nhuận của nhà sản xuất trong mối quan hệ sản xuất thương mại tiêu dùng...

Nhiều đại biểu đề xuất mong muốn đẩy mạnh vai trò của nhà phân phối bởi đây là đầu mối gắn kết chặt chẽ giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Đối với nhà sản xuất cần có sự nghiên cứu thị trường để cung cấp các chủng loại hàng hoá phù hợp; tăng cường năng lực nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cơ chế giám sát để cải tiến lòng tin với khách hàng; thành lập cơ chế điều phối liên nhóm để giảm chi phí vận chuyển, xây dựng hệ thống chứng nhận bên thứ ba; liên kết hữu cơ giữa ngành nông nghiệp và y tế để thông tin cập nhật cho cộng đồng; thúc đẩy công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...

                                            Trần Trang (Đài Lương Sơn)


Các tin khác


Tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả sau ngập úng

(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh có 649 ha cây ăn quả bị thiệt hại, trong đó khoảng 130 ha bị thiệt hại hoàn toàn, tập trung tại các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi. Đến nay, những vườn cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi xuất hiện nấm bệnh gây thối và rụng quả hàng loạt. Nhiều cây đã xuất hiện triệu chứng thối rễ.

Huyện Lạc Thủy tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành NN & PTNT, huyện Lạc Thủy đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng xây dựng các chuỗi giá trị. Trong đó, chương trình được ưu tiên số một là trồng rau an toàn theo chuỗi.

Xã Thung Khe (Mai Châu): Nhiều thách thức trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nằm ở lưng chừng dốc, cách trung tâm thị trấn Mai Châu 14 km, xã Thung Khe giáp ranh với xã Noong Luông và địa phận huyện Tân Lạc. Xã gồm 4 xóm, 151 hộ với 595 nhân khẩu. Trong những năm qua, xã Thung Khe đã nỗ lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, công trình thủy lợi… trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù là xã vùng cao nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Với 100% lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 32% (theo chuẩn nghèo đa chiều), thu nhập bình quân mới đạt 10,2 triệu đồng/người/năm.

Khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Để ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Sở NN&PTNT đã ban hành công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai mưa lũ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố thực hiện phương châm "Lấy vụ đông bù vụ mùa”, chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thực trạng kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều yếu kém cần giải quyết

Mặc dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội trong chín tháng qua cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm giải quyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục