(HBĐT) - Đến giữa tháng 11 này, những sản phẩm cam quả có chất lượng cao của huyện Lạc Thủy sẽ chính thức được khoác lên mình một tấm áo bảo hộ mang tên "cam Lạc Thủy”. Sau nhiều nỗ lực và tâm huyết để đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể, tỉnh ta lại có thêm một nông sản địa phương được tăng cường sức mạnh và sẵn sàng vươn ra các thị trường lớn.
Sau
khi đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể "Mía tím Hòa Bình”, giá trị
kinh tế và lợi thế cạnh tranh của cây mía tím đã tăng cao. ảnh: Người dân thị
trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch mía tím.
Như vậy, tính thêm cam Lạc Thủy thì đến nay,
tỉnh ta đã có 6 nông sản địa phương được bảo hộ thành công Nhãn hiệu tập thể,
gồm: mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, rau su su Tân
Lạc, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn. Ngoài ra, còn có 2 sản phẩm khác được
tự hào mang tên địa danh và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể là
rượu cần Hòa Bình và dệt thổ cẩm Mai Châu. Đặc biệt, đầu tiên và duy nhất đến
thời điểm này, cam Cao Phong đang là nông sản nổi bật nhất của tỉnh được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý – một bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ tại
tỉnh Hòa Bình.
Được biết, điều kiện để một nông sản địa phương được
bảo hộ nhãn hiệu tập thể, đầu tiên đó phải là sản phẩm có uy tín, có thị trường
và tiềm năng phát triển. Sau đó là một loạt các điều kiện khác: các nhà sản
xuất, kinh doanh tự nguyện tham gia một tổ chức tập thể chung để cùng sản xuất
và phát phát triển sản phẩm; chính quyền địa phương có chủ trương phát triển
sản phẩm, cho phép sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể, hướng dẫn và hỗ
trợ thành lập một tổ chức tập thể để đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập
thể; đảm bảo chuẩn hóa về chất lượng và mẫu mã sản phẩm khi lưu thông ra thị
trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi cần truy xuất nguồn gốc...
Tại tỉnh ta, theo thống kê đánh giá của các địa phương,
có 34 sản phẩm là đặc sản địa phương cần được hỗ trợ phát triển và đăng ký sở
hữu trí tuệ để tăng lợi thế cạnh tranh khi vươn ra các thị trường lớn. Tuy
nhiên, đến cuối tháng 10/2017 mới có 1 sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý,
7 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có
thêm 2 nông sản là cam của huyện Lạc Thủy và bưởi đỏ của huyện Tân Lạc được cấp
bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt, đến đầu năm 2018, sản phẩm cá, tôm sông Đà
sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Đây sẽ là nhãn hiệu chứng
nhận đầu tiên được cấp cho một nông sản đặc sản của tỉnh, đánh dấu bước tiến
quan trọng trong lộ trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa nổi
bật, hướng tới một nền sản xuất có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Đồng chí Bùi Văn Chủm, Phó Giám đốc Sở KH&CN nhìn
nhận: Vài năm gần đây, các địa phương, trực tiếp là người sản xuất đã quan tâm
hơn đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp nổi bật
của mình. Sau một thời gian dài sản xuất, kinh doanh tự phát với quy mô nhỏ lẻ,
họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường gắn với xây
dựng và bảo hộ thương hiệu, từ đó đã thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký
các hình thức bảo hộ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập
thể... Đây là các hình thức được pháp luật bảo hộ, không chỉ có tác dụng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất mà còn mang tới những giá trị mới
cho nông sản địa phương. Chính vì vậy, được xem là giải pháp hữu hiệu giúp tăng
cường sức mạnh và nâng cao giá trị cạnh tranh cho nông sản khi vươn ra các thị
trường lớn.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo thống kê của ngành LĐ-TB&XH, toàn tỉnh có khoảng 1.900 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với khoảng 30.000 lao động làm việc. Triển khai đến các doanh nghiệp thực hiện quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2017 theo quy định, có 236 doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương, 90% bảng lương có mức lương khởi điểm (bậc 1) bằng mức lương tối thiểu vùng, 93% thang lương bảng lương không quy định phụ cấp.
(HBĐT) - Trung tâm Hành chính công tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2017, hiện có 20 cơ quan, đơn vị đã bố trí công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho các cá nhân và tổ chức.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, kết thúc mùa trồng rừng năm 2017, toàn tỉnh trồng được 7.528 ha rừng tập trung, vượt 5,5% kế hoạch năm. Hiện độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh giữ ổn định ở mức 51,2%.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Ủy ban Ngân sách và Tài chính, đại biểu Quốc hội Hà Nội) chất vấn về tính thống nhất trong các văn bản của Chính phủ về sử dụng nguồn vốn ngân sách dự phòng tại buổi thảo luận ở hội trường chiều 31-10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước ba năm quốc gia 2018-2020.
Chiều 31-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các nhà đầu tư của Tập đoàn AB InBev (Vương quốc Bỉ).
(HBĐT) - Sáng 31/10, tại Sân vận động xã Cư Yên, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ công bố xã Cư Yên đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 60 năm ngày tái thành lập xã (14/12/2957-14/12/2017). Đến dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Cư Yên.