(HBĐT) - Đó là nội dung quan trọng được UBND tỉnh chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) sử dụng nguồn vốn Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020.


Được giao cho cơ sở quản lý vận hành tốt, công trình nước sinh hoạt cộng đồng xã Lũng Vân (huyện Tân Lạc) đã phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

 

Cụ thể, theo hướng dẫn của UBND tỉnh: Sau khi hoàn thành, tùy từng loại công trình sẽ được bàn giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng. Trong đó, các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác phục vụ lợi ích chung sẽ giao cho trưởng các thôn, bản; công trình phát thanh, truyền thanh giao cho UBND xã; công trình trường học và phụ trợ giao cho các nhà trường; công trình trạm y tế xã giao cho trạm y tế xã; công trình chợ giao cho ban quản lý chợ quản lý và vận hành. Hàng năm, việc duy tu,sửa chữa nhỏ các hư hỏng của chi tiết, bộ phận công trình do Ban quản lý Dự án 135 xã hoặc nhóm cộng đồng thôn, bản tổ chức thực hiện. Còn việc theo dõi, kiểm tra và duy tu bảo dưỡng thường xuyên công trình sẽ do các chủ quản lý sử dụng công trình tổ chức thực hiện.

Như vậy, với quy định trên, việc quản lý các công trình CSHT sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 được phân cấp mạnh cho cơ sở, cụ thể là bàn giao trực tiếp cho trưởng các thôn, bản. Đây sẽ là chủ quản lý sử dụng công trình, có trách nhiệm trình UBND xã thành lập và phối hợp tổ chức phân công nhiệm vụ cho tổ, nhóm và các thành viên để theo dõi, kiểm tra và duy tu bảo dưỡng thường xuyên công trình. Trong đó, Trưởng thôn, bản là Tổ trưởng, các thành viên gồm đại diện các ban, ngành, đoàn thể thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng hoặc người có chuyên môn, kiến thức về xây dựng các công trình CSHT. Đối với các công trình trường học, hiệu trưởng nhà trường là tổ trưởng. Đối với công trình trạm y tế xã, trạm trưởng trạm y tế xã là tổ trưởng. Đối với công trình phát thanh, truyền thanh, chợ, các thành viên ban quản lý chợ và tổ quản lý, vận hành công trình phát thanh, truyền thanh do UBND xã thành lập tùy theo thực tế công trình. Việc thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch từ cơ sở, phát huy tinh thần tự lực tự cường của người dân và cộng đồng, đảm bảo sự tham gia giám sát của người dân, tuân theo hướng dẫn được cấp có thẩm quyền ban hành.

Là cơ quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Hướng dẫn một số nội dung cụ thể thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, Ban Dân tộc tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm tìm hiểu và đưa ra những nội dung chính xác nhất về quản lý, vận hành công trình 135 góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của chương trình quan trọng này. Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực nhất là phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) triển khai dự án thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng các công trình CSHT tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình (năm thứ 4).

ông Lê Văn Hải, Giám đốc RIC trao đổi: Dự án được triển khai tại 6 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thủy và Lạc Sơn với các hoạt động chính: thể chế hóa quy trình quản lý, vận hành và bảo trì các công trình 135 (biên soạn và tham vấn quy trình), hỗ trợ kỹ thuật thực hiện 10 mô hình tại 6 huyện, rà soát xây dựng cơ chế giám sát và các công cụ giám sát, hỗ trợ Ban Dân tộc kiện toàn cơ chế giám sát và cơ chế phản hồi, thành lập nhóm vận động chính sách, nghiên cứu các chính sách tự quản, tập huấn cho các thành viên TOT, TOT tập huấn lại cho các thành viên xã/ xóm tại 6 huyện. Mặc dù mới được thí điểm nhưng những hoạt động này đang cho thấy hiệu quả tốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng công trình 135 – vốn được coi là mắt xích quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình 135 sẽ có tổng nguồn vốn 630.255 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn Trung ương 565.268 triệu đồng, ngân sách tỉnh 64.987 triệu đồng. Trong giai đoạn này, chương trình tiếp tục xác định trọng tâm đầu tư là các công trình CSHT thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình, vấn đề vận hành công trình sau đầu tư đang đặt ra những thách thức mới đòi hỏi sự chỉ đạo và hướng dẫn hiệu quả của các cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Được biết, đến hết năm 2016, toàn tỉnh đã có 232 công trình 135 được bàn giao đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư 105.120 triệu đồng. Nhìn chung, các công trình đều phát huy hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân các vùng được hưởng lợi.

 

Thu Trang

Các tin khác

Không có hình ảnh

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ xây dựng NTM các cấp khu vực miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Từ ngày 1-3/11, Văn phòng điều phối NTM Trung ương phối hợp với Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức cho 110 học viên là cán bộ chuyên trách xây dựng NTM các cấp từ tỉnh đến địa phương tại 14 tỉnh: Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Khai thác lợi thế vùng hồ, phát triển thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ

(HBĐT) - Hòa Bình là một trong số ít các tỉnh đã xây dựng Nghị quyết (NQ) về chính sách phát triển cá lồng bè. Qua 3 năm thực hiện cho thấy Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đi vào cuộc sống. Tỉnh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của NQ đề ra, tạo lực đẩy khai thác lợi thế vùng hồ, phát triển thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ, cải thiện bền vững cuộc sống người dân vùng hồ.

Hội chợ Cam Lạc Thuỷ năm 2017 diễn ra trong 3 ngày 12-14/11

(HBĐT)- UBND huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch tổ chức lễ công bố, đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thuỷ” và hội chợ cam được tổ chức trong 3 ngày từ 12-14/11 tại sân vận động trung tâm xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ. 

Tăng sức mạnh cho nông sản địa phương bằng nhãn hiệu tập thể

(HBĐT) - Đến giữa tháng 11 này, những sản phẩm cam quả có chất lượng cao của huyện Lạc Thủy sẽ chính thức được khoác lên mình một tấm áo bảo hộ mang tên "cam Lạc Thủy”. Sau nhiều nỗ lực và tâm huyết để đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể, tỉnh ta lại có thêm một nông sản địa phương được tăng cường sức mạnh và sẵn sàng vươn ra các thị trường lớn.

Lần đầu tiên kinh tế Việt Nam tăng trưởng không phụ thuộc vào ngành khai khoáng

(HBĐT) - "Lần đầu tiên nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng không phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành khai khoáng. Như vậy tăng trưởng tích cực và khá đồng đều ở cả ba khu vực (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ); đồng thời chất lượng tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng”.

Triển khai đầu tư ngay đối với 9 điểm tái định cư cấp bách

(HBĐT) - Ngày 2/11, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCTT & TKCN tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi nghe báo cáo về kết quả công tác khảo sát đánh giá xác định các điểm di dân tái định cư cho các hộ dân bị thiên tai trong đợt mưa lũ vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục