Một chuyên gia của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa cho biết, theo nguồn tin của Cơ quan chống gian lận Ủy ban châu Âu (OLAF), cơ quan này đã phát hiện một số lượng khá lớn thép Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam và gắn mác "Made in Vietnam" nhằm tránh bị đánh thuế theo quy định của khối.



OLAF cho biết, thép tráng hữu cơ do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất đã được xuất khẩu sang Việt Nam để lấy giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ Việt Nam trước khi xuất khẩu sang EU. Với chiêu trò này, doanh nghiệp thép Trung Quốc đã trốn được khoản thuế chống bán phá giá gần 8,2 triệu euro (9,6 triệu USD) từ EU.

Sau khi phát hiện vụ việc, OLAF đã gửi các văn bản khuyến nghị tài chính tới cơ quan hải quan của các nước trong khu vực EU, gồm Bỉ, Hy Lạp, Slovenia, Italy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Lithuania, Romania và Thụy Sĩ, nhằm thu hồi khoản thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp trên đối với thép Trung Quốc.

Vị chuyên gia của VSA nhận định, tuy quy mô vụ việc chưa đến mức nghiêm trọng và tình trạng này cũng đã chấm dứt từ cuối năm 2016, nhưng mặc dù không "dính” nghi án gian lận, nhưng Việt Nam đang là cứ địa để các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện nhiều mánh khóe thương mại về thép.

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu thép lớn thứ sáu thế giới. Theo đó, Chính phủ đã áp dụng các loại thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc thời gian gần đây trong nỗ lực bảo hộ ngành công nghiệp thép trong nước và khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại thép đối với Trung Quốc.

Theo ước tính của VSA và Tổ chức Hợp tác - Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thép của Việt Nam đã tăng gần gấp hai lần trong năm 2016, lên hơn 21 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục