(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi của tỉnh sẽ phải mất thời gian lâu nữa mới có thể phục hồi khi vừa hứng chịu thiên tai của đợt mưa lũ lịch sử. Theo thống kê đánh giá của Sở NN & PTNT, ảnh hưởng của mưa lũ lớn đã gây thiệt hại ước tính 47,5 tỷ đồng cho chăn nuôi. Tổng đàn vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai gồm 265 con trâu, bò, ngựa, 4.255 con lợn, gần 180.000 con gia cầm, 233 con dê, 1.380 đàn ong và một số vật nuôi khác.



   Ảnh: Một trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Thành(Lương Sơn) chú trọng vệ sinh môi trường chuồng trại, bổ sung thức ăn dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho vật nuôi để phòng bệnh

Lạc Thủy là địa phương chịu thiệt hại về chăn nuôi lớn nhất với khoảng 101.000 con gia cầm, trên 1.000 lợn nái, 1.305 đàn ong, 34 con dê, 32 con nhím và 1 con bò, tổng giá trị thiệt hại gần 19,7 tỷ đồng. Tiếp đó là huyện Lương Sơn thiệt hại 12,6 tỷ đồng với 41.733 con gia cầm, 2.055 con lợn, 7 con trâu, 3 con dê. Huyện Đà Bắc thiệt hại gần 6,6 tỷ đồng, gồm 58 con trâu, 121 con bò, 453 con lợn, 5.205 con gia cầm, 169 con dê. Huyện Yên Thủy thiệt hại gần 3,4 tỷ đồng, gồm 4 con trâu, 224 con lợn, 16.606 con gia cầm, 2 con dê, 75 đàn ong, 15 con chó, 2 con ngựa. Huyện Kim Bôi thiệt hại trên 2,3 tỷ đồng, gồm 14 con trâu, 312 con lợn, 7.040 con gia cầm. Huyện Tân Lạc thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng, gồm 11 con trâu, 120 con lợn, gần 4.000 con gia cầm, 12 con dê…

 Có một thực tế sau thiên tai là cùng với những thiệt hại không nhỏ do mưa lũ gây ra, chăn nuôi của tỉnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Trong khi đó, người chăn nuôi chưa xử lý tốt việc chôn lấp, tiêu hủy xác động vật; nhận thức về phòng dịch bệnh còn hạn chế. Theo đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, những nguy cơ hiển hiện là hiện tượng tràn xác động vật trôi nổi mang mầm bệnh, rồi mầm bệnh ở các ổ dịch cũ từ nơi khác tràn vào theo lũ, hiện tượng tích tụ ẩm mốc tại các vùng lũ lụt. Thêm vào đó là vấn đề sức khỏe của gia súc, gia cầm bị giảm sút dẫn đến tình trạng và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Những dịch bệnh nguy hiểm đáng lo ngại dễ phát sinh sau lũ lụt là Niu - cát - xơn, cúm, tụ huyết trùng ở đàn gia cầm, tụ huyết trùng, lở mồm long móng ở đàn trâu, bò, lở mồm long móng, tả ở đàn lợn và bệnh đậu ở đàn dê.

 Những nguy cơ, ẩn họa đối với chăn nuôi là khôn lường, tuy nhiên hiện nay, do nguồn lực ứng phó của tỉnh có hạn nên việc hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng vấp phải nhiều khó khăn. Để chủ động tiêm phòng, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và chuồng trại sau hậu quả mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã có Công văn số 124 về việc hỗ trợ giống cây trồng và thuốc khử trùng tiêu độc gửi Bộ NN&PTNT; UBND tỉnh có Công văn số 1471 về việc hỗ trợ vắc xin và thuốc khử trùng từ nguồn dự trữ quốc gia để khắc phục dịch bệnh mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ 100.000 liều vắc xin LMLM type O, 100.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 100.000 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò và 10.000 lít hóa chất sát trùng. Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 8946 về việc đề nghị xuất cấp vắc xin, hóa chất hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật cho các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, trong đó có tỉnh ta, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất không thu tiền vắc xin và hóa chất dự trữ quốc gia.

 Cũng theo đồng chí Chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y, việc hướng dẫn các địa phương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra cho chăn nuôi đã được ngành nông nghiệp thực hiện khẩn trương ngay sau cơn bão. Trong lúc chờ mở kho dự trữ quốc gia (dự kiến vào cuối tháng 11), người chăn nuôi trên địa bàn vùng thiên tai của tỉnh cần chú ý phòng bệnh chủ động cho đàn vật nuôi bằng cách dọn dẹp khu vực nước tràn, nước đọng, phun khử trùng tiêu độc để tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc, thực hiện tốt công tác tiêm phòng vụ thu - đông và bổ sung dinh dưỡng cho đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định hỗ trợ cho tỉnh ta 50.000 liều LMLM, 100.000 liều tả lợn, 100.000 liều tụ huyết trùng trâu, bò và 10.000 lít hóa chất sát trùng.

 


Bùi Minh

 


Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Kim Bôi giải quyết việc làm mới cho 2.200 lao động

Theo thống kê của Phòng LĐ - TB&XH huyện Kim Bôi, từ đầu năm đến nay, bằng nhiều giải pháp tích cực, đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động trong nước và xuất khẩu lao động, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho 2.200 lao động.

Phát triển thương hiệu ngành ong gắn với an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, mỗi năm, ngành ong của tỉnh với sản lượng hàng nghìn tấn đã đóng góp đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn hộ dân. Tới đây, khi mật ong Hòa Bình được cấp nhãn hiệu chứng nhận, lợi thế sản phẩm này sẽ còn được nâng tầm.

Trên 600 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, trên cơ sở huy động lồng ghép các nguồn vốn, cùng với nguồn vốn đầu tư năm 2017 là 602,699 tỷ đồng, tỉnh ta chủ yếu tập trung cho các xã ưu tiên, xã đặc biệt khó khăn, xã đăng ký về đích NTM năm 2017.

CCB xã Phú Vinh vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội CCB xã Phú Vinh (Tân Lạc) luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, gương mẫu, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó nhiều hội viên thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc: Còn nhiều “nút thắt”

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, diện mạo nông thôn các xã vùng cao huyện Đà Bắc đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Đà Bắc là địa phương duy nhất của tỉnh chưa có xã nào về đích NTM. Để hoàn thành lộ trình theo kế hoạch đang là "bài toán” nan giải đối với huyện vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục