(HBĐT) - Tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), sự ra đời của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đã đem đến cho nông nghiệp của huyện bước ngoặt mới, đó là sản xuất công nghệ cao. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.
Trên
đà thành quả bước đầu nông nghiệp công nghệ cao,Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP hiện đã hoàn thiện
hệ thống nhà kính 10.000 m2 để đưa vào sản xuất đầu năm
2018.
Trước
đó, năm 2016, chủ doanh nghiệp là ông Phạm Tiến Sinh dành trọn 1 năm cho việc
đầu tư ban đầu, gồm hệ thống nhà kính, hạ tầng sản xuất đáp ứng với tiêu chuẩn
công nghệ của Isarel. ông cho biết: ứng dụng trồng cây trong nhà kính có ưu điểm
vượt trội là giúp chắn mưa, nắng, ngăn sự xâm hại của sâu bệnh, côn trùng, chủ
động được chế độ dinh dưỡng cho cây. Cũng nhờ đó nhà nông có thể sản xuất ra
những sản phẩm sạch, an toàn, không thuốc BVTV. Trên tổng diện tích mặt bằng
rộng 5 ha, công ty đã đầu tư 3,2 tỷ đồng ở giai đoạn 1 với khu nhà kính 5.000
m2. Sang năm 2017, công ty bắt tay vào sản xuất vụ đầu tiên, loại cây trồng là
dưa chuột. Vào độ thu hoạch, sản phẩm lứa đầu của công ty xuất bán với giá
20.000 đồng/kg, thu về 360 triệu đồng.
Ngay sau đó, công ty chuyển sang trồng lứa 2 với
loại cây trồng lựa chọn đưa vào là dưa kim hoàng hậu. Mẫu mã đẹp, sản xuất đúng
tiêu chuẩn GAP, trọng lượng bình quân mỗi quả 2kg, doanh nghiệp thu về 4 tấn
quả với giá bán 50.000 đồng/kg, tổng nguồn thu đạt 200 triệu đồng. Tiếp đó là
chuyển sang trồng dưa lưới xanh, một loại dưa đang được thị trường ưa chuộng.
Lần này, với diện tích được tăng lên gấp đôi, doanh nghiệp thu 8 tấn dưa lưới
xanh, thu về 400 triệu đồng. Trên đà thành công, công ty tiếp tục luân canh
trồng dưa lưới xanh và dưa kim hoàng hậu, mỗi loại thu hoạch 4 tấn, tổng thu
400 triệu đồng. Như vậy, sau 4 lứa trồng gối vụ tại khu nhà kính, Công ty Hòa
Bình GAP đã có nguồn thu gần 1,4 tỷ đồng.
Trong khoảng tháng 12, Công ty TNHH MTV Hòa Bình
GAP sẽ cho đất nghỉ và đầu tư giai đoạn 2 với việc mở rộng thêm 1 khu nhà kính
rộng 5.000 m2. Kể từ tháng 1/2018, trên 10.000 m2 nhà kính, công ty dự định
trồng lứa quả đầu của năm, xác định loại cây trồng đưa vào là dưa lưới và dưa
kim hoàng hậu nhằm cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Theo người chủ
doanh nghiệp, sẽ mất khoảng 2 năm rưỡi đến 3 năm, ông mới có thể thu hồi hết số
vốn đầu tư. Tuy nhiên, kết quả sản xuất trong nhà kính theo tiêu chuẩn sản xuất
nông nghiệp tốt (VietGAP) về lâu dài khả quan và mang tính bền vững nhờ tránh
được những rủi ro trong sản xuất lại đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm sạch, đảm bảo
chất lượng ATTP mà thị trường đang cần.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN &
PTNT huyện Lạc Thủy khẳng định: Đây là mô hình sản xuất công nghệ cao đầu tiên
thực hiện tại huyện, đồng thời là hướng đi mà nông nghiệp của tỉnh đang hướng
tới. Bên cạnh những nỗ lực tìm tòi, quyết tâm của chủ doanh nghiệp, phía UBND
huyện đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đăng ký với tỉnh
thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo Quyết định số 11, ngày 27/4/2015 của UBND
tỉnh ban hành quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong
lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh với mức 10 triệu đồng/ha.
Hiện nay, Hòa Bình GAP tạo việc làm cho 10 lao
động, trong đó sử dụng lao động kỹ thuật với mức lương 10 triệu đồng/tháng, lao
động tại chỗ, giản đơn với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp dự kiến
kể từ năm 2019 sẽ hoàn tất việc xây dựng hệ thống nhà kính trên diện tích 4 ha
còn lại để sản xuất rau hữu cơ cũng là một trong những sản phẩm nông sản có giá
trị kinh tế cao và thị trường đang cần.
Bùi Minh
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2017, huyện Kim Bôi đã mở 8 lớp cao đẳng tin học văn phòng cho 349 học viên (trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ mở 6 lớp cho 217 học viên tại các xã: Đú Sáng, Hùng Tiến, Sơn Thủy, Cuối Hạ, Lập Chiệng; trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp mở 3 lớp cho 132 học viên các xã: Thượng Bì, Đông Bắc, Bình Sơn).
Chiều 29-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông G.Xtu-ble, Chủ tịch Tập đoàn VINCI (Pháp).
(HBĐT) - Ngày 29/11, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành triển khai hội thảo chuyên đề về "Phòng chống hàng giả” nhân ngày "Phòng chống hàng giả Việt Nam” (29/11).
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, đến nay, trên địa bàn huyện có 2 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông là Toàn Sơn và Mường Chiềng; 4 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2; 7 xã đạt 2 chỉ tiêu và 6 xã đạt 1 chỉ tiêu.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trong tháng 11, toàn tỉnh đã khai thác 558 ha rừng trồng, đạt sản lượng trên 52 nghìn m3 gỗ. Ngành tiếp tục hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tiến hành nghiệm thu làm cơ sở thanh toán cho các chủ rừng.
(HBĐT) - Những ngày này, tư thương bắt đầu lùng sục ở "vựa bưởi” Đông Lai (Tân Lạc). Năm nay, bưởi được mùa, giá bán ổn định đã đem lại niềm vui cho người trồng bưởi nơi đây. Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2013, diện tích bưởi ở Đông Lai mới đạt 39 ha. Thế nhưng khi cây bưởi lên ngôi với hiệu quả kinh tế cao, đến nay, con số này đã tăng hơn 4 lần (168 ha). Trong đó, 70 ha đã và đang cho thu hoạch. Thời điểm này, nhiều vườn bưởi trên địa bàn xã đã chín rộ. Trong đó, một số vườn đã bán cho tư thương với giá bán buôn dao động từ 23 – 25 nghìn đồng/quả.