Những thành công trong hơn 30 năm đổi mới của đất nước, có sự đóng góp không nhỏ của hơn 16 triệu thanh niên nông thôn. Bằng những sáng kiến và sự kiên trì, bền chí, nhiều nhà nông trẻ đã vượt lên khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành những triệu phú ngay trên mảnh đất quê hương.


"Vua vịt biển” tỉnh Quảng Trị

Cuối tháng 4-2016, sự cố ô nhiễm môi trường biển như một cơn "bão lạ” ập đến các địa phương ven biển miền trung. Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của "bão”, làng chài Tân Mật, xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Thời điểm ấy, chàng trai Nguyễn Hữu Giáp (trong ảnh), sinh năm 1988 đã nảy ra sáng kiến lạ lùng: chăn nuôi gia súc, gia cầm trên... cát. Ý tưởng của Giáp vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ bà con, hàng xóm và cả bố mẹ. Vốn là sinh viên quanh năm đèn sách, ra trường với tấm bằng cử nhân kiến trúc, thế nhưng "nghĩ là làm”, anh bắt tay vào dựng một "trang trại” chăn nuôi dê và lợn rừng ngay trên một doi cát gần nhà.

Với một kỹ sư "tay ngang” bỗng "nổi hứng” nuôi trồng là việc không dễ dàng. Thế nhưng, với sự cần cù cùng sức trẻ, Giáp đã dần thành công với mô hình của mình. Khi đã có trong tay đàn lợn rừng và dê hơn 100 con, anh đổi hướng sang nuôi vịt biển. Với sức đề kháng cao, uống được nước biển, lại có thể xuất chuồng chỉ sau hai tháng, vịt biển chính là lời giải cho bài toán nuôi trồng được ấp ủ bấy lâu. Được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội trợ vốn, Giáp mạnh dạn đầu tư nuôi hơn 1.000 con vịt biển để hoàn thiện giấc mơ làm kinh tế trên vùng biển ô nhiễm. Ngay lứa đầu tiên, số vịt thương phẩm này đã mang về khoản lãi hơn 30 triệu đồng.



Đến nay, mô hình chuyển đổi sinh kế đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị sau sự cố ô nhiễm môi trường biển của Nguyễn Hữu Giáp đã gặt hái thêm nhiều thành công, trở thành điển hình để bà con nông dân ven biển học tập. Với tổng diện tích 4 ha "trang trại trên cát” của anh đang nuôi hơn 150 con lợn rừng, 50 con dê, 5.000 con gà, 3.000 con vịt biển và trồng khoảng 50 loại cây ăn quả như dừa, bưởi, vú sữa... Tính riêng từ tháng 4-2016 đến tháng 4-2017, các mô hình đã mang về cho chàng trai Quảng Trị tổng doanh thu một tỷ đồng, lợi nhuận sau chi phí 350 triệu đồng, giải quyết việc làm cho năm lao động địa phương với thu nhập bình quân bốn triệu đồng/tháng. Đến tham quan, học hỏi mô hình của Giáp, nhiều bà con, thanh niên đã ưu ái tặng anh cái tên "vua vịt biển” tỉnh Quảng Trị.

Làm giàu cho cả vùng quê

Cũng giống như Nguyễn Hữu Giáp, chị Trần Thị Hồng Vân là một nữ thanh niên điển hình "nghĩ khác, làm khác” trong chuyển đổi mô hình nuôi trồng. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Quảng Phước, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế), chị Vân luôn trăn trở khi thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm sú - vốn là kế sinh nhai của hàng trăm hộ dân tại đây - bắt đầu đi vào thoái trào. Nguyên nhân của việc này không chỉ bắt nguồn từ tình trạng ô nhiễm môi trường do chính hàng trăm ao tôm gây ra, mà còn bởi biến đổi khí hậu, triều cường, bà con nông dân lại hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật, chế phẩm sinh học vào nuôi trồng.

Tự tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật qua sách vở cũng như các chương trình khuyến nông, chị hiểu phải kết hợp nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản thay vì chỉ trông chờ vào tôm sú mới có thể có lãi. Ngoài ưu điểm chi phí đầu vào thấp hơn, mô hình này còn là chìa khóa giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải từ tôm sú bấy lâu. Quanh năm kiếm sống chỉ từ con tôm, người nông dân Quảng Điền tỏ ra ngại ngùng với mô hình mới. Khi thử nghiệm, sự lạnh nhạt của bà con khiến chị Vân gặp rất nhiều khó khăn. Không dễ dàng từ bỏ, chị cùng các đoàn viên trên địa bàn trực tiếp đến từng nhà, phân tích ưu điểm, vận động người dân chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi xen ghép tôm - cua - cá kình - cá đối.

Với những nỗ lực không ngừng, từ 15 hộ với diện tích mỗi hộ 0,5 ha ao nuôi ban đầu, đến nay, mô hình của chị Vân đã được nhân rộng ra 648,33 ha, chiếm tới 96% diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn huyện Quảng Điền. Chị còn thành công trong mô hình ươm cua giống từ cua sinh sản nhân tạo, cung cấp đủ cho diện tích nuôi trồng nêu trên; chuyển giao thành công mô hình trồng rừng ngập mặn với diện tích 62,5 ha. Mô hình của chị Vân cho tổng sản lượng hơn 555 triệu đồng, thu nhập tăng thêm 227 triệu đồng qua mỗi vụ kéo dài bốn tháng.


Theo Nhandan

Các tin khác


Xã Nam Sơn dồn sức hoàn thành tiêu chí khó

(HBĐT) - Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến nay, xã Nam Sơn (Tân Lạc) mới đạt 9/19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo là những tiêu chí khó mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã đang nỗ lực thực hiện để hoàn thành.

Bộ Tài chính công bố sửa đổi, thay thế 06 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế

(HBĐT) - Ngày 17/11/2017, Bộ Tài chính công bố thay đổi 6 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, theo Quyết định số 2378 có hiệu lực từ ngày 12/6/2017 và sửa đổi, thay thế TTHC tại Quyết định 1500 ngày 30/6/2016.

Lạc Thuỷ Có 2100 hộ dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo

(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình tín dụng quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Lạc Thuỷ.

Hội nghị trực tuyến sơ kết Luật Hợp tác xã năm 2012

(HBĐT) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết Luật Hợp tác xã năm 2012. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố; đại diện các doanh nghiệp, đơn vị có liên kết với các HTX, một số HTX, Tổ hợp tác điển hình trên địa bàn tỉnh.

Đà Bắc Dành trên 40 tỷ đồng phát triển GTNT

(HBĐT) - Việc phát triển hệ thống GTNT được huyện Đà Bắc xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, cải thiện đáng kể đời sống của người dân nên được huyện chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện tham gia hiến đất, hiến công cùng thực hiện.

Xã Phú Thành phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Trong những năm qua, các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã hình thành, phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục