(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh ta đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây luôn được coi là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Nhờ vậy, trong năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 27.523 tỷ đồng, tăng 17,22% so với cùng kỳ, thực hiện 102,5% kế hoạch năm.


Tại KCN bờ trái sông Đà những ngày cuối năm, trên 650 công nhân lao động trong Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam miệt mài với công việc gia công thấu kính xuất khẩu. Mặc dù năm 2017 có nhiều khó khăn, nhất là kinh tế thế giới khá nhiều bất ổn, tác động không nhỏ đến xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thách thức, Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam vẫn đảm bảo hoàn thành và vượt mọi chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất đề ra. Công ty đã sản xuất khoảng 11 triệu sản phẩm, xuất khẩu đạt gần 14,5 triệu USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ.

Anh Nguyễn Long, phụ trách Quản lý Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam cho biết: Ngoài tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, Công ty còn đảm bảo cho hàng trăm lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/ người/tháng.


Công nhân Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) gia công sản phẩm thấu kính xuất khẩu.

Trên bình diện cả tỉnh, theo báo cáo của cơ quan chức năng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 27.523 tỷ đồng, tăng 17,22% so với cùng kỳ, thực hiện 102,5% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 9,7% so với năm 2016.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn duy trì sản xuất, kinh doanh tốt. Các sản phẩm chủ yếu tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởng cao như: Điện thương phẩm tăng 8,01%; sản phẩm may mặc tăng 55,17%; sản phẩm gạch tăng 26,32%; xi măng tăng 22,45%; sản phẩm điện tử tăng 26%; kết cấu thép tăng 18,92%; ván MDF tăng 37,12%.

Đối với tình hình xuất, nhập khẩu, với phương châm tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giữ vững thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh ta duy trì mức tăng trưởng khá.

Một số doanh nghiệp đi vào chu kỳ tăng trưởng cao và ổn định như Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel, Công ty TNHH SEYOUNG INC, Công ty TNHH HNT Vina...

Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của tỉnh ước đạt 505 triệu USD, tăng 36,19% so với năm trước, thực hiện 108,6% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 469 triệu USD, tăng 39,25% so với năm trước, thực hiện 109,32% kế hoạch năm. Đáng chú ý, nhóm hàng điện tử ước đạt 244,242 triệu USD, tăng 39,73% so với năm trước, vượt 10,2% kế hoạch; hàng dệt may ước đạt 165,880 triệu USD, tăng 48,11% so với năm trước, vượt 10% kế hoạch; hàng nông sản ước đạt 5,905 triệu USD, tăng 44,02% so với năm trước, vượt 11% kế hoạch; sản xuất kim loại ước đạt 22,350 triệu USD, tăng 33,04% so với cùng kỳ, vượt 1,59% kế hoạch.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 413,846 triệu USD, tăng 28,8% so với năm trước, thực hiện 105,57% kế hoạch năm. Trong đó, nguyên liệu phục vụ sản xuất ước đạt 370,807 triệu USD, tăng 25,61% so với năm trước, vượt 5,94% kế hoạch; máy móc thiết bị, hàng hóa khác ước đạt 43,039 triệu USD, tăng 65,53% so với năm trước, vượt 2,47% kế hoạch đề ra.

Đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Tỉnh ta hiện đang triển khai nhiều giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo ra các khu vực sản xuất tập trung với quy mô lớn. Trong tháng 7/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 91 về việc thực hiện Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Theo đó, kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, công nghiệp đạt tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân 10,5%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 15%. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 57,8% trong cơ cấu kinh tế.

Nền tảng, hạ tầng cơ sở là điều kiện hết sức quan trọng, cần thiết trong phát triển công nghiệp. Được biết, tỉnh ta sẽ tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 5 khu công nghiệp gồm: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Yên Quang. Cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng 6 cụm công nghiệp gồm: Chiềng Châu, Khoang U, Phú Thành II, Hòa Sơn, Đồng Tâm, Đông Lai - Thanh Hối.

Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, lĩnh vực công nghiệp năm 2017 của tỉnh ta đạt được kết quả khả quan; tạo đòn bẩy trong năm 2018, công nghiệp tỉnh ta tiếp tục có bước đột phá mang tính bền vững.


H.T

Các tin khác


Xóm Nội Sung đổi thay nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Hạ Bì (Kim Bôi) thực hiện xây dựng nông thôn mới NTM), đến nay đạt 16 tiêu chí. Đó là nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã. Để có được kết quả đó, xã coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích chương trình NTM đem lại. Qua đó, nhân dân các xóm tích cực tham gia đóng góp dưới nhiều hình thức, nổi bật trong đó là xóm Nội Sung.

Yên Thủy đạt bình quân 11,75 tiêu chí nông thôn mới/xã

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020, đến hết năm 2017, bình quân chung toàn huyện Yên Thủy ước đạt 11,75 tiêu chí/xã, tăng 1,25 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 7 tiêu chí. Trong đó xã Yên Trị đạt 19 tiêu chí; xã Ngọc Lương đạt 18 tiêu chí; xã Yên Lạc đạt 17 tiêu chí; xã Phú Lai đạt 16 tiêu chí...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận đất đai

(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tụt 6 bậc so với năm 2015. Tiếp cận đất đai là 1 trong 10 chỉ số thành phần quan trọng đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đây cũng là căn cứ đo lường hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải "đối mặt”, một là việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không, hai là doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

Xã Hưng Thi năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) khẳng định: Giai đoạn 2011 - 2015, cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả có múi với giá trị kinh tế cao theo Nghị quyết của Huyện ủy. Hưng Thi tập trung mở rộng diện tích cây ăn quả có múi ở thôn Chín, thôn Măng, thôn Khoang. Với việc chuyển đổi sang trồng cây có múi, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đây là sự thay đổi và chuyển biến tích cực về nhận thức và tư duy sản xuất của người lao động trong phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người từ 19 triệu đồng (năm 2011) lên 31,2 triệu đồng (năm 2017); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21,5%.

Quản lý rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Tổng cục Thuế vừa có Quyết định số 2141/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích thông tin đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Đoàn công tác Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa DCND Lào do đồng chí KonThay KeonaKhon - Phó Giám đốc Sở Nông, Lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục