(HBĐT) - Được xem là bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo động lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đáp ứng yêu cầu gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất một cách bền vững. Đó là điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 18/4/2014 của Huyện uỷ Tân Lạc về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả trong thời gian qua.


Người dân xã Đông Lai (Tân Lạc) chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím, thu nhập bình quân từ 180 - 200 triệu đồng/ha/năm.

 

Nghị quyết đúng từ thực tiễn cuộc sống

"Nghị quyết số 12 của Huyện uỷ Tân Lạc triển khai thực hiện trong thời gian qua được xây dựng từ nhu cầu cuộc sống. Sau 3 năm, đến nay có thể khẳng định Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá có giá trị cao và bền vững ở địa phương”, đồng chí Bùi Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Tân Lạc nhấn mạnh.

Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở các xã trong toàn huyện. Ví như ở Địch Giáo, trước đây, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Đình, Chủ tịch UBND xã thì: Từ khi Nghị quyết số 12 của Huyện uỷ Tân Lạc được triển khai, đi vào thực tế đời sống, Địch Giáo đã cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch chuyển đổi đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống cây trồng mới, có giá trị vào sản xuất, gối vụ đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài diện tích lúa hàng năm, Địch Giáo còn đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, sắn, lạc, khoai lang, khoai sọ, mía tím và rau, đậu các loại. Việc chuyển đổi đã đem lại hiệu quả tích cực và trở thành phong trào mạnh mẽ ở địa phương. Trước đây, diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chỉ trồng 1 vụ rồi bỏ hoang thì nay người dân đã mở rộng trồng các loại cây rau, đậu trên tinh thần không để đất "nghỉ”. Theo thống kê, năm 2017 cả xã có 58 ha rau, đậu các loại, tăng 128,9% so với kế hoạch huyện giao; 42 ha cây hàng năm như bí xanh, mướp đắng, dưa chuột, tăng hơn so với năm 2016. Qua đó, góp phần đưa mức thu nhập bình quân của xã đạt gần 28 triệu đồng /người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,16%.

Không chỉ ở Địch Giáo mà việc thực hiện Nghị quyết số 12 đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Từ đó, tạo nhiều điểm nhấn trong bức tranh về nông nghiệp của Tân Lạc thời gian qua. ở Mỹ Hoà, nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được người dân chuyển đổi sang trồng cây hàng năm đem lại giá trị kinh tế cao như mía tím, rau đậu các loại. Từ đó nhiều gia đình từng bước vươn lên thoát nghèo, thậm chí có nhiều hộ vươn lên với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng /năm. Nghị quyết cũng đã góp phần thay đổi, tạo diện mạo mới cho các xã vùng cao của huyện. Từ việc cụ thể hoá, đưa Nghị quyết vào cuộc sống đã có nhiều mô hình kinh tế, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như ngô, khoai sọ, lạc, đậu, bí xanh, mướp đắng, su su lấy ngọn, rau an toàn...

Tạo bước đột phá về sản xuất nông nghiệp

Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc: Sau khi Nghị quyết số 12 ban hành đã được các cấp uỷ chính quyền nhanh chóng cụ thể hoá và đưa vào cuộc sống. Từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động về phát triển các loại cây trồng hàng hoá và diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện.

Trong 3 năm qua (2014 - 2017), diện tích cây hàng năm được đưa vào sản xuất trên đất lúa kém hiệu quả ở Tân Lạc đã tăng đáng kể. Chủ yếu được thực hiện theo hình thức luân canh lúa - màu - lúa. Năm 2014, diện tích cây hàng năm được đưa vào diện tích trồng lúa kém hiệu quả 659 ha, đến năm 2017 tổng diện tích chuyển đổi 785 ha, tăng 126 ha. Trong đó, diện tích chuyển đổi sang trồng ngô 362 ha, mía 168 ha, khoai lang 180 ha, còn lại là các loại cây trồng khác.

Việc đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả tập trung chủ yếu vào các loại cây lấy hạt, sản xuất rau an toàn, mía, dưa chuột, mướp đắng lấy hạt, bí đỏ, bí xanh, khoai lang... Đây là những mô hình đã và đang triển khai thực hiện trong toàn huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa.

Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, so sánh giữa trồng lúa với trồng các loại cây hàng năm trên cùng diện tích canh tác thì các loại cây trồng hàng năm đem lại giá trị cao hơn từ 3 - 5 lần. Nếu như giá trị trên 1 ha canh tác lúa ước đạt từ 42 - 48 triệu đồng /ha/năm khi chuyển đổi sang trồng mía cho mức thu bình quân từ 180 - 200 triệu đồng /ha/năm; trồng cây lấy hạt như mướp đắng, dưa cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng /ha/năm; bí đỏ, bí xanh cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng /ha/năm; cây khoai lang cho thu nhập bình quân từ 100 - 130 triệu đồng /ha/năm...

 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Kim Bôi tập trung hoàn thành các dự án di dân tái định cư trước Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của một số người dân huyện Kim Bôi về việc dự án tái định cư cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tình trạng sạt lở đất sau mưa lũ vừa mới khởi công đã dừng thi công, làm chậm tiến độ xây dựng. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã về Kim Bôi tìm hiểu, làm rõ...

Huyện Lương Sơn thu hút 164 dự án đầu tư

(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lương Sơn thu hút được 8 dự án (tăng 2 dự án so với cùng kỳ năm 2016) với số vốn đăng ký 224.798 triệu đồng, nâng tổng số dự án đầu tư toàn huyện lên 164 dự án. Trong đó có 16 dự án FDI với số vốn đăng ký 294, 730 triệu USD, chiếm 55% so với dự án FDI của tỉnh; 148 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 14.237 tỉ đồng, chiếm 32% dự án của tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn thu NSNN vượt 53,4% dự toán

(HBĐT) - Năm 2017, công tác quản lý, điều hành hoạt động thu, chi ngân sách huyện Kỳ Sơn đảm bảo đúng quy định. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 56.469 triệu đồng, bằng 153,4% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 135,5% so với HĐND huyện giao. Thu ngân sách huyện ước thực hiện 294.709 triệu đồng, bằng 127,3% dự toán năm; chi ngân sách huyện 294.709 triệu đồng, bằng 127,3% dự toán năm. Tổng thu ngân sách xã ước bằng 58.788 triệu đồng, bằng 115,1% dự toán. Tổng chi ngân sách xã thực hiện 58.788 triệu đồng, bằng 115,1% dự toán.

Điện lực Hòa Bình tiên phong thực hành 5S

(HBĐT) - Đó là Công ty Điện lực Hòa Bình - đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình 5S - một phương pháp có hệ thống nhằm tổ chức, bố trí những khu vực làm việc một cách hợp lý, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và làm việc theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn Đồng chí Hà Văn Dần, Giám đốc Công ty diễn giải: 5S ở đây được xếp theo thứ tự bao gồm sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc – sẵn sàng. Bắt đầu thực hiện chương trình kể từ tháng 10/2017, Công ty đã triển khai ký hợp đồng với Công ty CP Hợp tác đào tạo và phát triển nhân tài để đào tạo và hướng dẫn thực hành 5S.

Huyện Lạc Sơn: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29%

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Sơn, năm qua, huyện đã thực hiện đổi mới sản xuất trong nông nghiệp tạo điều kiện để thu hút đầu tư, kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch, làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm; đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ nhằm thu hút lao động dồi dào tại địa phương; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tận dụng quỹ đất tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã, xóm, tập trung đầu tư phát triển ngành chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch...

Điện lực Hoà Bình triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018

(HBĐT) - Ngày 8/1, Điện lực Hoà Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục