(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của một số người dân huyện Kim Bôi về việc dự án tái định cư cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tình trạng sạt lở đất sau mưa lũ vừa mới khởi công đã dừng thi công, làm chậm tiến độ xây dựng. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã về Kim Bôi tìm hiểu, làm rõ...


Hiện nay, UBND huyện Kim Bôi đang chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các khu tái định cư xã Hạ Bì, đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng do sạt lở đất có chỗ ở ổn định trước Tết Nguyên đaùn 2018.

 

Thấp thỏm chờ nơi ở mới

Đợt mưa lũ lịch sử vào trung tuần tháng 10/2017 đã đi qua nhiều tháng. Xóm Mớ Khoắc (xã Hạ Bì) trở lại nhịp sống bình yên vốn có. Tuy nhiên, theo Trưởng xóm Bùi Văn Đức thì: Xóm Mớ Khoắc vẫn còn 24 hộ dân đang sống trong tình trạng thấp thỏm, lo âu khi khối lượng đất, đá lớn có nguy cơ sạt lở cao còn ngay trên đầu.

Chỉ tay về những tảng đất trượt lở trong đợt mưa lũ vừa qua ngay sát tường nhà, anh Bùi Văn Quý - một trong những hộ dân phải di dời khẩn cấp ở xóm Mớ Khoắc chia sẻ: Vết nứt có nguy cơ trượt lở khối lượng đất, đá rất lớn được phát hiện ngay phía trên nhà tôi. Khối đất đá này chạy dài hàng trăm mét và có nguy cơ trượt lở rất cao. Nếu sạt lở thì chắc chắn nhà tôi cùng hàng chục hộ gia đình trong xóm sẽ bị vùi lấp. Biết là nguy hiểm đấy nhưng nhà cửav, đồ đạc, ruộng vườn còn ở đây, không thể bỏ lại được. Thế nên, gia đình tôi cùng một số hộ đã "liều” quay về. nhưng luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Vừa ở, vừa nghe ngóng, khi nào trời mưa hay có hiện tượng bất thường thì vợ chồng, con cái lại dắt díu nhau đi ở nhờ.

Theo trưởng xóm Bùi Văn Đức, hiện nay, toàn bộ 24 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng sạt lở đất của xóm đã trở về nhà. Trước mắt, chưa bố trí được nơi ở mới, họ vẫn về ở tạm nhà cũ. Cán bộ xóm thường xuyên nhắc nhở các hộ dân phải cảnh giác trước những hiện tượng bất thường. Đặc biệt, mỗi khi trời mưa cần nhanh chóng di chuyển về nơi tránh trú an toàn, đề phòng những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Giờ đây, xóm chỉ mong các cấp, các ngành chức năng của huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư cho các hộ chuyển về yên tâm, đảm bảo cuộc sống.

Các dự án tái định cư sẽ hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán

Đó là khẳng định của đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện: Hiện nay, chúng tôi tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, cố gắng đến giữa tháng 1/2018 phải hoàn thành xong việc san lấp mặt bằng để bàn giao cho các hộ dân. Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của UBND huyện nhằm sớm ổn định đời sống của các dân trong diện phải di dời khẩn cấp do ảnh hưởng của tình trạng sạt lở đất đợt mưa lũ lịch sử vừa qua.

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi, trong đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 10 - 13/10/2017, huyện Kim Bôi đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Đáng nói, tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại các xã Tú Sơn, Hạ Bì và ngập úng tại xã Vĩnh Đồng đã đe dọa trực tiếp đến tài sản, tính mạng của hàng chục hộ dân. Trong đó, tại xóm Đúp, xã Tú Sơn có 34 hộ; xã Hạ Bì có 29 hộ, trong đó xóm Mớ Khoắc có 24 hộ dân, xóm Mớ Đồi có 5 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng sạt lở đất phải di dời khẩn cấp. Xã Vĩnh Đồng có 28 hộ dân ở xóm Chanh Trên bị ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng ngập úng cần phải di dời khẩn cấp.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Kim Bôi khẩn trương thực hiện các dự án di dân tái định cư. Theo đó, khu tái định cư mới được xây dựng tại xóm Đúp, xã Tú Sơn có quy mô khoảng 1,5 ha; khu tái định cư di dân tại xã Vĩnh Đồng có tổng diện tích hơn 1ha; khu tái định cư di dân vùng sạt lở xã Hạ Bì có tổng diện tích trên 1, 4ha. Ngoài việc san lấp mặt bằng chia cho các hộ dân xây dựng nhà ỷ, các dự án xây dựng dự án tái định cư còn được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, đường, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch, xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa, nước thải... có tổng mức đầu tư trên 35, 7 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện gồm: ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các dự án này đều được xây dựng theo quy trình áp dụng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách.

Hiện nay UBND huyện Kim Bôi tích cực chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Trao đổi với đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi được biết: do nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong việc ứng trước mặt bằng cho đơn vị thi công nên hiện nay, tiến độ thi công 3 khu tái định cư của huyện đã đạt trên 70% khối lượng san lấp so với hồ sơ thiết kế. Do vậy có thể đảm bảo bàn giao mặt bằng cho các hộ dân ổn định cuộc sống trước tết nguyên đán năm 2018. Vừa qua các dự án chậm tiến độ so với kế hoạch là do phải chờ kết quả đánh giá địa chất tại khu vực xây dựng khu tái định cư của Viện Địa chất và ý kiến thẩm định của các sở, ngành cũng như hoàn thành việc rà phá bom, mìn. Đến nay, sau khi kết quả đánh giá khẳng định địa chất tại khu vực và hoàn thành công tác rà phá bom mìn, đảm bảo xây dựng khu tái định cư ổn định, lâu dài, UBND huyện đã đôn đốc các đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án, bàn giao cho các hộ dân sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán năm 2018.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Điện lực Hoà Bình triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018

(HBĐT) - Ngày 8/1, Điện lực Hoà Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018.

Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT) - Năm 2017 được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh lấy là Năm cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, Sở NN&PTNT đã tích cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực ngành phụ trách.

Hiệu quả thực hành 5S ở Điện lực Cao Phong

(HBĐT) - Hiện nay, Công ty Điên lực Hòa Bình là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh thực hiện chương trình 5S. Trong đó, điện lực Cao Phong là đơn vị thực hành 5S đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất. 5S bao gồm các thao tác sàng lọc, sắp sếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng.

Xã Dân Hòa phát triển nghề nuôi ong lấy mật

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Lê Văn Hảo, xóm Tân Lập - một trong những hộ nuôi ong lâu năm và có nhiều đàn ong nhất xã. Thời gian đầu, nhà ông chỉ nuôi 1 - 2 đàn với mục đích để gia đình dùng là chính. Vừa nuôi, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, đến nay, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông đã có gần 100 đàn ong cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. ông Hảo chia sẻ:

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cây có múi an toàn tập trung

(HBĐT) - Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2245/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cây có múi an toàn tập trung của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Phê duyệt Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

(HBĐT) - HĐND tỉnh khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND, ngày 8/12/2017 về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục