(HBĐT) - Mô hình trồng rau an toàn được hội viên Hội LHPN xã Trung Minh (TP Hòa Bình) triển khai từ năm 2000 đến nay. Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc khoa học, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường nên sản phẩm làm ra đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Mô hình trồng rau an toàn của hộ chị Nguyễn Thị Quyên, xóm Trung, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) cho thu nhập gần 300 triệu đồng /năm.

Chị Đỗ Thị Quyên ở xóm Trung là một trong những hội viên phụ nữ đi đầu trong sản xuất rau an toàn. Những ngày đầu xây dựng mô hình, do chưa áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng cách nên vườn rau phát triển chậm, chất lượng không cao, khó bán, nhiều khi thu hoạch về chỉ để ăn. Nhận thấy thay đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, với những kinh nghiệm tích lũy từ hơn 10 năm lao động sản xuất và từ các lớp chuyển giao KH -KT, chị quyết định mở rộng diện tích trồng rau của gia đình từ 2.000 m² lên 4.000 m². Bên cạnh việc thay đổi kỹ thuật, chị lựa chọn gieo trồng các loại rau thơm, quả ngắn ngày, có thể trồng quanh năm, cách chăm sóc đơn giản và có giá trị kinh tế cao như rau húng, rau mùi, cà, mướp hương, đậu các loại…

Chị Quyên cho biết: Để có vườn rau phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng và thị trường, dù mưa hay nắng, trời ấm hay giá rét cũng phải ra đồng chăm sóc rau cẩn thận. Đến thời điểm thu hoạch, tôi thường xuyên thức dậy lúc 2-3 giờ sáng để cắt và bó rau đem đến chợ Nghĩa Phương (TP.Hòa Bình) đổ buôn cho thương lái. Dù vất vả nhưng tôi rất vui và hài lòng với thành quả lao động của mình. Sản phẩm rau rõ nguồn gốc, được chăm bón đúng cách nên có mẫu mã đẹp, được các thương lái ưa chuộng. Đến nay, thu nhập từ vườn rau đem lại cho gia đình chị Quyên gần 300 triệu đồng /năm.

Không chỉ chị Quyên, nhiều hội viên phụ nữ xã Trung Minh cũng học hỏi, tham gia lớp chuyển giao KH -KT, lựa chọn các loại rau ngắn ngày trồng quanh năm, cho hiệu quả kinh tế cao như hộ bà Nguyễn Thị Then ở xóm Tân Lập 1, chị Nguyễn Thị Thùy Danh ở xóm Trung với nguồn thu nhập từ rau trên 40 triệu đồng /năm.

Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Minh Nguyễn Thị Hiền đánh giá: Hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Vì vậy, hàng năm, Hội phối hợp với các ban, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, mở các lớp tập huấn cho cán bộ và hội viên phụ nữ. Vận động hội viên ở các chi hội tham gia tiết kiệm, cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp để giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm kinh tế. Chỉ đạo các chi hội duy trì, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ như: làm chổi chít, rượu cần, trồng rau màu các loại, chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ và tăng thêm thu nhập. Tiếp tục thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế. Đồng thời, vận động cán bộ, hội viên làm tốt công tác vệ sinh môi trường địa bàn khu dân cư.

Hiện, Hội LHPN xã Trung Minh đã huy động được gần 170 triệu đồng đóng góp từ hội viên và nhận ủy thác trên 3 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH nhằm hỗ trợ hội viên vay vốn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Năm 2017, hội viên thuộc diện hộ nghèo của Hội giảm còn 26/885 hội viên (chiếm 3%).

 

Thu Hằng

Các tin khác


Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở huyện Tân Lạc: Khi Nghị quyết đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Được xem là bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo động lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đáp ứng yêu cầu gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất một cách bền vững. Đó là điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 18/4/2014 của Huyện uỷ Tân Lạc về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả trong thời gian qua.

Nông thôn mới khởi sắc

(HBĐT) - Sau 7 năm (2011 - 2017) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Người dân có thêm niềm tin, tích cực lao động, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển quê hương giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Bằng những giải pháp cụ thể, sáng tạo trong huy động mọi nguồn lực xã hội, đến nay, diện mạo vùng NTM tỉnh ta ngày càng khởi sắc.

Sở NN & PTNT đón nhận Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2017 của Bộ NN&PTNT


● Sơ kết 04 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
● Sơ kết 02 năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Ngày 10/1, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018; sơ kết 04 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sơ kết 02 năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Nhân dịp này, Sở NN&PTNT đã vinh dự được đón nhận Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2017 do Bộ NN&PTNT trao tặng. Đến dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Bộ NN&PTNT; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Huyện Lương Sơn trồng rừng đạt 120,05% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2017, công tác trồng rừng trên địa bàn huyện Lương Sơn được đẩy mạnh. Toàn huyện đã trồng 840,39 ha, đạt 120,05% kế hoạch. Thực hiện chăm sóc, quản lý, bảo vệ trên 10.000 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 39,7%, tăng 7,17% so với cùng kỳ năm 2016.

Thành phố Hòa Bình phê duyệt 24 quyết định đầu tư

(HBĐT) - Năm 2017, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình tăng cường chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình trên địa bàn. Thành phố đã phê duyệt 24 quyết định đầu tư với số tiền 64 tỷ đồng; bàn giao mặt bằng 22 dự án cho chủ đầu tư, diện tích 421.773,26 m2 (2 dự án đang tổ chức thực hiện).

Huyện Kim Bôi tập trung hoàn thành các dự án di dân tái định cư trước Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của một số người dân huyện Kim Bôi về việc dự án tái định cư cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tình trạng sạt lở đất sau mưa lũ vừa mới khởi công đã dừng thi công, làm chậm tiến độ xây dựng. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã về Kim Bôi tìm hiểu, làm rõ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục