(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Cao Phong cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tham gia tích cực của người dân, đến nay, diện mạo nông thôn tại các xã của huyện Cao Phong đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Lấy sức dân để chăm lo cuộc sống nhân dân là cách làm hay và sáng tạo mà huyện Cao Phong đang thực hiện.


Từ việc hiểu đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều người dân trên địa bàn xã Đông Phong (Cao Phong) tự nguyện hiến đất làm đường GTNT. ảnh: ông Bùi Ngọc Phia, người có uy tín xóm Chằng Ngoài (bên trái) là một trong những hộ có diện tích hiến đất thổ cư nhiều nhất của xã.

 

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò then chốt trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Bởi lẽ điểm mới của chương trình chủ yếu là huy động sức dân. Do vậy, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và làm theo.

Đông Phong là xã thứ 4 của huyện Cao Phong cán đích NTM vào năm 2017. Cũng như 3 xã đã về đích NTM, cấp ủy, chính quyền xã Đông Phong tích cực vào cuộc giúp người dân trên địa bàn hiểu được mục đích của xây dựng NTM là để phát triển cuộc sống của người dân. Từ đó, xã đã phát huy tối đa nội lực trong nhân dân.

Đồng chí Bùi Quang Bệ, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Chúng tôi đã huy động già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia và họ là những người tiên phong trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương, nhất là việc tự nguyện hiến đất làm đường GTNT và các công trình hạ tầng xã hội. Những già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia và gương mẫu đi đầu, từ đó mọi người dân hưởng ứng làm theo. Theo thống kê, người dân trong xã đã hiến đất, tài sản trên đất và đóng góp ngày công lao động lên tới hơn 5, 2 tỷ đồng.

Là một trong những người có uy tín có diện tích hiến đất thổ cư nhiều nhất của xã Đông Phong, ông Phia, xóm Chằng Ngoài đã tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, làng xóm tham gia hiến đất xây dựng NTM. Gia đình ông đã hiến hơn 200 m2 đất thổ cư để xã hoàn thiện con đường liên xóm Chằng Ngoài - Chằng Giữa giúp người dân đi lại thuận tiện. ông Phia tâm sự: Chằng Ngoài là xóm 135 của xã, trước đây xóm toàn là đường đất, bẩn và bụi lắm. Được cán bộ xã tuyên truyền, vận động, gia đình tôi đã tiên phong hiến một phần diện tích đất thổ cư của gia đình để làm con đường này. Muốn cho con đường thẳng, đẹp thì mỗi nhà cần "ủng hộ” một phần đất. Đã có hơn 20 hộ dọc tuyến đường đã hiến đất để mở rộng con đường.

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong, xã về đích NTM đầu tiên của tỉnh chúng tôi được biết: Khi được tỉnh chọn là xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chúng tôi mới đạt 6/19 tiêu chí. 13 tiêu chí còn lại phần đa là các tiêu chí khó thực hiện so với điều kiện của xã. Tuy nhiên, với sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã Dũng Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, cán đích NTM đầu tiên của tỉnh. Sở dĩ xây dựng NTM ở Dũng Phong thành công là do có sự đồng thuận của người dân. Theo đó người dân được họp bàn, công khai các chủ trương, chính sách, quy hoạch NTM, quy hoạch đường làng, ngõ xóm. Vì vậy người dân trên địa bàn đều hăng hái tham gia với mong muốn góp công, góp sức xây dựng NTM. Đến nay, khi đã về đích, nhân dân luôn hăng hái xây dựng, phát triển sản xuất.

Đồng chí Võ Ngọc Kiên, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cao Phong khẳng định: Từ việc hiểu đúng chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đến nay, diện mạo NTM tại 4 xã của huyện đã có sự thay đổi tích cực. Kết quả này chỉ thực sự có được khi các địa phương đã phát huy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân, cùng nhau nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM. Bên cạnh đó, các địa phương đã phát huy tối đa vai trò của người đứng đầu trong tổ chức các cuộc đối thoại với người dân để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong nhân dân. Đồng thời tìm ra những điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nỗ lực chung tay xây dựng NTM. Đến thời điểm này có thể khẳng định, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để xây dựng NTM. Chủ trương của huyện là các xã đạt được tiêu chí nào phải chắc tiêu chí đó, không chạy theo thành tích. Năm 2017, huyện đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt 259, 449 tỷ đồng. Đặc biệt, toàn huyện không có xã nào nợ đọng về xây dựng cơ bản trong thực hiện NTM. Cùng với duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM bền vững tại 4 xã đạt chuẩn, huyện Cao Phong phấn đấu mỗi năm có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM.

 

Minh Tuấn

(Đài Cao Phong)

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục