(HBĐT) - Ngoài hàng trăm gia trại chăn nuôi, huyện Lạc Thủy hiện đứng đầu tỉnh với 18 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Tất cả các trang trại đều tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là thành quả trên có sự đóng góp quan trọng của việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn.


Anh Bùi Văn Giang, xã An Bình (Lạc Thủy) đầu tư chăn nuôi gia cầm với quy mô 1 vạn con.

Ở xóm An Sơn, xã An Bình có anh Bùi Văn Giang là chủ cơ sở chăn nuôi và cung cấp gà giống Lạc Thủy. Năm 2012, anh mạnh dạn dùng toàn bộ nguồn vốn tích góp cộng vốn vay ngân hàng để đầu tư xây dựng cơ sở với quy mô 8.000 – 10.000 con gà giống và gà thịt mỗi năm. Để phát triển sản xuất chăn nuôi, anh liên doanh, liên kết với các hộ nông dân trong vùng để cung cấp trứng ấp cho cơ sở mình. Từ chỗ tự tìm nguồn tiêu thụ ngoài thị trường, đến nay, trại gà của anh đã cung ứng gà giống và gà thịt trên phạm vi cả nước. Với phương thức làm ăn uy tín, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường tự tìm đến trại nuôi để đặt mua. Năm 2017, với nguồn doanh thu lớn, sau khi trừ mọi chi phí còn mang lại cho anh lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.

Anh Bùi Văn Giang là một trong số những hộ cá thể điển hình đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi ở xã An Bình. Bên cạnh đó, huyện tập trung thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài. Cụ thể có các nhà đầu tư như Công ty cổ phần chăn nuôi Hòa Phát, Công ty TNHH Japfacomfeed, Công ty cổ phần NCK, Công ty cổ phần CP Việt Nam… Các công ty, doanh nghiệp này đầu tư chăn nuôi gà, lợn thương phẩm và gà, lợn giống với quy mô mỗi trại từ 2.000 - 3.000 con trở lên đối với lợn, 1 vạn con trở lên đối với gà.

Với phương thức chăn nuôi an toàn, các nhà đầu tư được tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực thu hút, tuy nhiên cũng phải đáp ứng các quy định về môi trường, đất đai khi thuê đất, xây dựng chuồng trại. Đáng kể, việc thu hút đầu tư từ bên trong và bên ngoài địa bàn đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi phát triển, quy trình chăn nuôi an toàn được đặc biệt chú trọng. Đồng thời, giúp hàng trăm lao động nhàn rỗi từ nguồn tại chỗ có việc làm và thu nhập ổn định từ các trang trại, gia trại chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập kinh tế hộ.

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi an toàn cũng là một trong những đường hướng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp và công cuộc tái cơ cấu ngành. Các nhà đầu tư tập trung chủ yếu phát triển 2 chương trình gồm đàn gà Lạc Thủy, đàn lợn. Từ đây, các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn thay đổi nhận thức, học tập cách làm, chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, triển khai đồng loạt việc áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học… nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Huyện đã và đang triển khai một số cơ chế nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng công trình ký sinh học, đệm lót sinh học, hỗ trợ phối giống, mua trâu, bò, lợn giống để phối giống, hỗ trợ mua gà, vịt, ngan hậu bị. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các chương trình nâng cao hiệu quả chăn nuôi gần 8 tỷ đồng, riêng hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi gần 6, 2 tỷ đồng. Cũng sau sự đầu tư mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh vào lĩnh vực chăn nuôi đã đóng góp sản lượng lớn, góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Đến nay, ngành chăn nuôi chiếm 20,9% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, huyện có tổng đàn 53.600 con lợn, 750.000 con gia cầm, 7.200 con dê và trên 11.300 con trâu, bò.

 

                                                                              Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục