(HBĐT) - Với hiệu quả cây ớt đem lại, có thể nói, người dân xã An Lạc (Lạc Thủy) đã tìm được lời giải cho bài toán "trồng cây gì và nuôi con gì?”. Cây ớt dù mới "bén duyên” nhưng đã thể hiện sự phù hợp với đồng đất nơi này, trong khi đó, bài ca muôn thuở mang tên "đầu ra sản phẩm” không còn là nỗi lo lắng của người dân An Lạc.


Những cây ớt sai trĩu quả đem lại niềm vui cho gia đình anh Phạm Hùng và các hộ trồng ớt ở xóm An Phú, xã An Lạc (Lạc Thủy). 

An Lạc là xã vùng II, cách trung tâm huyện Lạc Thủy hơn 15 km. Với đặc điểm tự nhiên ít bãi bằng, chủ yếu là đồi nên từ lâu, bà con nơi đây đã phát triển mạnh nghề trồng rừng. Những năm gần đây, xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc cải tạo vườn tạp để trồng cây có múi, với diện tích hiện nay là 32 ha. Mô hình trồng dứa cũng mới triển khai thực hiện trên diện tích 4 ha và gần đây nhất là mô hình trồng ớt xuất khẩu. Đồng chí Quách Công Nịnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau vụ đầu tiên có những hiệu quả kinh tế thiết thực, vụ này, bà con đã tăng diện tích từ 3 ha lên 5 ha. Cây ớt phát triển tốt, đầu ra ổn định nên bà con rất phấn khởi.
 
Cùng đồng chí Vũ Ngọc Thường, cán bộ nông nghiệp xã, chúng tôi đến thăm mô hình trồng ớt xuất khẩu ở xóm An Phú. Vườn ớt rộng hơn 4 sào của gia đình ông Phạm Hùng sai trĩu quả, bắt đầu cho thu hoạch. Đây là giống ớt lai số 7 (ớt lai Trung Quốc), quả dài như ngón tay và tỏ ra phù hợp với đồng đất An Lạc. "Vụ đầu tiên gia đình trồng 2 sào nhưng thu hoạch chỉ được hơn 1 sào vì chưa nắm vững kỹ thuật. Còn vụ này, gia đình tăng diện tích trồng lên 4 sào. Giờ đã có kinh nghiệm, kỹ thuật cũng dần nắm vững nên cây ớt phát triển tốt gấp hai, ba lần so với năm ngoái”, anh Hùng chia sẻ.
 
Theo anh Hùng cho biết, trước đây, trên diện tích trồng ớt hiện tại, anh không nhớ rõ đã chuyển đổi trồng bao nhiêu loại cây. Chỉ biết rằng, bao công chăm sóc vất vả, kết quả cuối cùng lại phá bỏ đi vì hiệu quả kinh tế thấp. Còn bây giờ, cây ớt đem lại hiệu quả mà như anh nói, nếu cứ duy trì như này sẽ có thu nhập ổn định.
 
Anh Hùng tâm sự: "Khi nắm vững kỹ thuật rồi, trồng cây ớt cũng không có gì là khó cả. Điều quan trọng nhất với chúng tôi là doanh nghiệp đầu tư giống, hỗ trợ về kỹ thuật và cam kết bao tiêu sản phẩm. Nếu giá ớt thị trường lên cao, doanh nghiệp sẽ tăng giá thu mua, còn khi xuống thấp họ sẽ mua giá thấp nhất không quá 5.000 đồng /kg. Như thế đã có lãi hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn rồi”.
 
Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Hùng đã thu được 2 lứa quả bói với giá bán dao động từ 5.000 - 6.000 đồng /kg. Với chu kỳ 6 tháng thu hoạch liên tục, mỗi cây ớt có thể cho thu trên 2 kg quả. Nhìn những cây ớt sai trĩu quả, bà Đỗ Thị An (mẹ anh Hùng) không giấu được niềm vui: "Phải phù hợp với đồng đất nên mới phát triển tốt như vậy. Tôi nhiều tuổi rồi nhưng vẫn giúp các con thu ớt, vặt núm quả. Thật sự thấy rất phấn khởi, cứ khoảng 10 ngày lại được thu một lứa quả nên có thu nhập thường xuyên. Với tình hình phát triển như hiện nay thì bà con sẽ có được nguồn thu nhập ổn định, chẳng mấy mà vươn lên làm giàu”.
 
Ngoài gia đình anh Hùng, xóm An Phú còn có 9 hộ đang trồng ớt. Trong đó một số hộ trồng năm đầu tiên, ví như hộ ông Bùi Văn Hải, hiện ớt phát triển khá tốt. "Cán bộ của Công ty TNHH ớt Việt Nam (đơn vị ký hợp đồng với các hộ trồng ớt) thường xuyên về kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con. Nếu ớt xuất hiện bệnh hại, bà con sẽ báo lên công ty để họ về hỗ trợ. Ngoài An Phú, một số xóm cũng có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình này”, đồng chí Vũ Ngọc Thường, cán bộ nông nghiệp xã An Lạc cho biết.
 
"Cây ớt phù hợp với đồng đất của xừ, đầu ra được đảm bảo nên hiệu quả kinh tế rất thiết thực. Vụ đông xuân 2018 - 2019, An Lạc sẽ mở rộng diện tích trồng ớt lên 10 ha. Cùng với phát triển mô hình về trồng cây có múi, trồng dứa, chúng tôi xác định, cây ớt sẽ là hướng đi quan trọng giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định để làm giàu trên đồng đất của mình”, đồng chí Quách Công Nịnh, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.
 
Với những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, diện mạo nông thôn xã An Lạc ngày càng có sự chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 31, 5 triệu đồng. Với cây ớt, bà con đã có thêm sự lựa chọn để từng bước làm giàu.
 
                                                                                             Viết Đào

Các tin khác


Phát triển trồng su su và các loại rau ôn đới ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Khai thác lợi thế đặc thù, trồng su su lấy ngọn và các loại rau ôn đới đang mang lại hiệu quả khả quan trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

Trồng cây dược liệu - hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã phát huy mọi nguồn lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, các loại cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao được lựa chọn trồng thay thế như rau và cây ăn quả, đặc biệt là cây có múi đã phát huy lợi thế.

Không còn tình trạng ùn tắc quyết toán thuế

Sau gần một tháng triển khai chương trình đồng hành hỗ trợ người nộp thuế, mùa quyết toán thuế năm nay đã không xảy ra tình trạng ùn tắc, gây khó khăn, bất lợi cho người nộp thuế.

Huyện Yên Thủy thúc đẩy các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lợi thế

(HBĐT) - Hợp đồng "Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ớt xuất khẩu tại huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình” đã được ký kết giữa Công ty CP Đầu tư quốc tế Thiên An và Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp xóm Tân Thành (xã Yên Trị) do UBND xã Yên Trị chứng thực. Với những điều khoản rõ ràng, cụ thể, quy định chặt chẽ quyền và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình thực hiện cam kết, đây có thể coi là "hợp đồng kiểu mẫu” cho thấy sự liên kết chuyên nghiệp giữa doanh nghiệp và nông dân địa phương. Đáng ghi nhận là đến nay, tại huyện Yên Thủy, những bản hợp đồng như thế không còn xa lạ với người nông dân "chân lấm, tay bùn”.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền xã An Bình (Lạc Thủy) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao, đồng thời nhận được sự ủng hộ của người dân về mọi mặt, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Trái cây, rau củ xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất nguồn gốc

Theo quy định từ phía cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, các thông tin cần phải có gồm: tên sản phẩm trái cây, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục