(HBĐT) - Thành lập HTX để giải quyết những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay như được giá thì mất mùa, được mùa mất giá, đầu ra không ổn định, tính liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp không bền vững là ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi ở xã Đú Sáng. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và bản tính cần cù, chịu khó, HTX đã liên kết với Công ty Paciffic Hoà Bình giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm dưa chuột Nhật của 100 hộ nông dân trên địa bàn xã.


Anh Bùi Thanh Sơn (bên trái) kiểm tra, phân loại sản phẩm dưa chuột Nhật trước khi giao hàng cho Công ty.

Bùi Thanh Sơn sinh năm 1985 trong một gia đình nhà nông có 4 anh em trai. Tốt nghiệp THPT, Sơn đi nghĩa vụ quân sự, đến năm 2007 xuất ngũ, trở về địa phương anh đã chọn cho mình một lối đi riêng với khao khát và quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Mặc dù không học qua trường lớp nào về nông nghiệp nhưng Sơn đã mạo hiểm với lĩnh vực này. Từ vụ xuân 2010, Sơn bắt đầu bằng trồng dưa hấu với diện tích gần 1 ha, đầu tư 40 triệu đồng bằng nguồn vốn của gia đình và vay mượn bạn bè nhưng do thời tiết nắng nóng gay gắt, đồng ruộng khô hạn, thiếu nước tưới khi dưa đang phát triển nên héo hết dây và vụ dưa đó bị thua lỗ. Vụ sau Sơn tiếp tục đầu tư 20 triệu đồng trồng bí và nuôi gà nhưng lại thất bại. Qua 3 vụ thất bại, Sơn tạm nghỉ để nghiên cứu kỹ thuật qua báo, đài và mạng internet. Đến năm 2013, Sơn chuyển hướng sang trồng dưa chuột Nhật trên diện tích 7.000 m2. Do nắm được kỹ thuật, vụ dưa thành công, thu 15 tấn quả bán qua đầu mối liên kết với Công ty Paciffic thu trên 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 20 triệu. Đến nay, diện tích dưa cho thu khoảng 10 triệu đồng/1.000 m2.

Bùi Thanh Sơn chia sẻ: Xuất phát từ nhu cầu thực tế và kinh nghiệm sản xuất của bản thân, tôi đã cùng với những người cùng chí hướng tận dụng nguồn đất, lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi được thành lập từ tháng 11/2017 theo Luật HTX năm 2012, ban đầu có 7 thành viên, liên kết với nông dân có đất sản xuất. HTX liên kết với Công ty Paciffic Hoà Bình theo quy trình khép kín. Trong quá trình thực hiện mô hình, Công ty cung cấp giống, tập huấn kỹ thuật cho bà con và bao tiêu sản phẩm. Phong trào trồng dưa chuột Nhật phát triển ở xã Đú Sáng từ trước năm 2010. Trước đây, bà con chủ yếu bán qua các đầu mối liên kết với Công ty, rất mất thời gian khi thu hái, tập kết và chờ xe đến thu mua. Từ khi HTX đi vào hoạt động, bà con yên tâm về việc tiêu thụ.

Năm 2018, HTX liên kết với gần 100 hộ trong xã trồng dưa chuột Nhật, diện tích 14 ha, sản lượng 50 tấn/ha... HTX thu mua cho bà con với giá 2.600 đồng/kg. Cơ bản bà con thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm thải loại ít. Thời vụ của dưa chuột là 3 tháng, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch nên HTX chỉ làm 2 vụ dưa/năm, còn lại trồng các cây khác theo thời vụ như vụ xuân trồng bí xanh, vụ đông trồng cà chua, khoai tây, cà rốt, các loại rau màu.

HTX có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, trong đó vốn cố định 700 triệu đồng, vốn lưu động 300 triệu đồng. Hiện HTX chưa có trụ sở, hiện đang mượn địa điểm ở xóm Suối Con, xã Kim Bôi và đặt văn phòng đại diện tại nhà riêng của giám đốc HTX. Năm 2018, HTX được phòng Dân tộc hỗ trợ giống và phân bón trị giá trên 200 triệu đồng để phát triển sản xuất. HTX cũng đang làm đơn xin vay vốn phát triển từ Liên minh HTX tỉnh.

Mô hình trồng dưa chuột Nhật theo chuỗi liên kết của HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi đang đi đúng hướng trong lộ trình tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và trở thành điểm đến tham quan, học tập của nhiều đoàn viên, thanh niên. Bùi Thanh Sơn đã trở thành người truyền cảm hứng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp an toàn cho nhiều bạn trẻ ở địa phương.

Đinh Thắng



Các tin khác


Triển vọng từ trồng bí đỏ lấy hạt

(HBĐT)-Đầu năm 2017, một số hộ dân tại xóm Bai Vớn, xã Định Cư (Lạc Sơn) đã liên kết với doanh nghiệp thí điểm mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu cho hiệu quả tích cực. So với trồng các cây nông nghiệp truyền thống, trồng bí đỏ lấy hạt cho lợi nhuận cao gấp 5 - 6 lần.

Huyện Cao Phong: Lường trước sản lượng cam tăng, người dân rục rịch bán vườn

(HBĐT) - Sau một vài năm giá cam Cao Phong lên cao, có thời điểm bán lẻ lên gần 100.000 đồng/kg, kéo theo đó giá đất vườn tại địa bàn huyện Cao Phong trở nên sôi động. Tại những khu vực "thủ phủ” cam, giá đất tăng theo từng ngày, đắt khét.

Nhìn lại 3 năm thực hiện cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 13/11/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giải đoạn 2014 - 2020. Trong 3 năm qua, nhiều chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm như cây ăn quả có múi, rau an toàn, cá lòng hồ Hòa Bình được ban hành.

Để “đất vàng” không... hoang phí!

(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện 36 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thuộc tỉnh Hòa Bình (đã thực hiện cổ phần hóa) đang sử dụng 645.683,7 m2 đất phi nông nghiệp với 176 khu đất tại 10 huyện, thành phố. Số DN sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước ít. Còn lại là những khu đất ở vị trí đẹp "đất vàng” đang bị bỏ hoang, cho thuê hoặc chuyển mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền. "Chít” lại những "lỗ hổng” trong công tác quản lý là điều cần sớm được quan tâm để quỹ đất giá trị này không bị lãng phí mà đem lại nguồn thu ổn định cho "túi” ngân sách vốn rất eo hẹp của tỉnh nhà.

Triển vọng từ mô hình trồng Sachi ở Bưa Lay

(HBĐT) - Năm 2017, Công ty CP Inca Việt Nam trồng thử nghiệm mô hình Sachi ở khu Bưa Lay, thuộc xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Đến nay, cây Sachi đã và đang phát triển tươi tốt, đầu ra ổn định, cây trồng này đang đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng phát triển đầy triển vọng.

Nhà máy nước sạch KCN bờ trái Sông Đà- "cú hích" trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Vừa qua, Công ty CPTM Dạ Hợp tổ chức khánh thành công trình nhà máy nước sạch và thực hiện nghi thức hòa nguồn nước của nhà máy vào mạng lưới cung cấp nước của khu vực bờ trái sông đà. Dự án có tổng công suất 6.000 m3/ngày đêm, chia làm 2 giai đoạn, kỳ vọng từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong vùng dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục