(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, thuộc nhóm tương đối thấp, giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016 và tụt 6 bậc so với năm 2015. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng, tổ chức liên quan tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh, bền vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy những vấn đề quan tâm cần phải giải quyết để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.


Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Về chi phí gia nhập thị trường là chỉ số có số điểm giảm mạnh nhất trong 10 chỉ số thành phần, là nguyên nhân chủ yếu khiến điểm số PCI tổng thể của tỉnh không tăng, còn chênh lệch lớn so với các địa phương khác. Thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tỉnh là 6 ngày, còn các tỉnh khác là 1 ngày. Đa số các doanh nghiệp phải đến cơ quan Nhà nước để làm thủ tục doanh nghiệp, tỷ lệ đăng ký qua mạng thấp. Ngày chờ đợi để được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn ở mức cao so với trung bình cả nước. Có đến 75% doanh nghiệp đánh giá bị cản trở về tiếp cận đất đai, mở rộng sản xuất, kinh doanh. 76% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn về thiếu quỹ đất sạch. Giải phóng mặt bằng của tỉnh cũng chậm hơn mức trung bình cả nước. Có đến 80% doanh nghiệp đánh giá trong vòng 2 năm qua gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Chi phí thời gian của tỉnh chưa được cải thiện, đây là chỉ số có sự chênh lệch nhiều nhất trong 10 chỉ số khi so sánh với trung bình cả nước và là một trong những nguyên nhân chính làm cho điểm PCI tổng hợp của tỉnh không tăng như mong đợi. Sự phối hợp, liên thông cùng giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế, doanh nghiệp phải chờ đợi từng cơ quan giải quyết, có kết quả cơ quan này mới sang cơ quan khác để nộp hồ sơ... khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian.

Việc thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa các ngành. Cán bộ thanh tra, kiểm tra lợi dụng để nhũng nhiễu doanh nghiệp; trình độ, thái độ của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu. Có đến 50% doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện thủ tục hành chính. 48% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ còn phức tạp, chưa đơn giản. 15% doanh nghiệp đánh giá bị thanh tra, kiểm tra từ 5 cuộc trong một năm. 20% doanh nghiệp đánh giá nội dung thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp. Số giờ trung bình cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế còn ở mức cao là 24 giờ, trong khi đó trung bình cả nước là 9 giờ và địa phương có điểm số tốt nhất là 2 giờ. 20% doanh nghiệp đánh giá các cuộc thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp; vẫn còn 36% doanh nghiệp đánh giá cán bộ, công chức chưa giải quyết công việc hiệu quả và 32% cán bộ, công chức có thái độ không thân thiện. 69% doanh nghiệp đánh giá tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp là phổ biến. Sau khi đã phải chi trả "chi phí không chính thức” nhưng chỉ có 67% doanh nghiệp đạt được kết quả.

Chi phí không chính thức của các doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình còn nhiều điều phải quan tâm. Đây cũng là chỉ số tỉnh Hòa Bình thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước. Tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính khá phổ biến. Giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập, chưa minh bạch dẫn tới doanh nghiệp phải chi ngoài quy định thì mới được giải quyết công việc. Đặc biệt, công tác đấu thầu cần phải được xem xét, khắc phục ngay vì 48% doanh nghiệp cho rằng phải bỏ chi phí ngoài quy định thì mới trúng thầu, điều này có nghĩa là đấu thầu không minh bạch, dễ có khả năng vi phạm trong đấu thầu. Về tính năng động của lãnh đạo tỉnh là chỉ số tăng điểm so với năm trước. Việc thực thi ở cấp dưới còn hạn chế làm giảm hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. 63% doanh nghiệp cho rằng chính quyền tỉnh chưa có thái độ tích cực với khu vực kinh tế tư nhân; 59% doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện, thành phố và ở cấp sở, ngành là 76%.

Doanh nghiệp đánh giá không cao về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của dịch vụ còn hạn chế, vì vậy tỷ lệ doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ rất thấp. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, khởi nghiệp còn ở mức dưới trung bình. Về đào tạo lao động, dù có cải thiện về số điểm song còn khoảng cách so với các địa phương khác.

Theo số liệu trên cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong các doanh nghiệp quá thấp, chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp vẫn phải tự tuyển dụng lao động trực tiếp. Còn 42% lao động qua đào tạo chưa có việc làm. Doanh nghiệp vẫn đánh giá thiết chế pháp lý và an ninh trật tự còn nhiều hạn chế. Có khoảng 80% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật không có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo cán bộ nhũng nhiễu. 62% doanh nghiệp đánh giá lãnh đạo tỉnh chưa nghiêm túc kỷ luật cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp chỉ đạt 36%. Vẫn còn 40% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa án không được thi hành nhanh chóng. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc kinh tế chỉ đạt 68%. 37% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh trật tự của tỉnh chưa tốt, tạo tâm lý không an tâm cho các chủ doanh nghiệp.

(Còn nữa)

Lê Chung


Các tin khác


Xã Tân Lập phát huy hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Từ nguồn vốn ưu đãi góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn xã Tân Lập.

Động lực để thoát nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013 đã có hơn 17 ngàn hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, đó là nền tảng quan trọng góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.

Dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 252 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu, đến hết tháng 5, doanh số cho vay trên địa bàn huyện đạt 47.372 triệu đồng với 1.701 lượt khách hàng được vay vốn.

Có 140.947 hộ còn dư nợ tín dụng chính sách

(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, hiện đơn vị thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách. Trong 5 tháng năm 2018 đã có 20.523 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 532.676 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 390.719 triệu đồng; đưa tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 2.838.650 triệu đồng với 140.947 hộ còn dư nợ.

Xã Phú Thành phấn đấu về đích nông thôn mới trước 2 năm

(HBĐT) - Đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) Nguyễn Thị Lan cho biết: Những năm qua, tình hình chính trị của xã luôn ổn định, kinh tế phát triển theo hướng tích cực. Xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp sang TTCN và dịch vụ, thu nhập bình quân năm 2018 ước đạt 38,8 triệu đồng/người. Thu ngân sách trên địa bàn vượt kế hoạch huyện giao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%, cơ sở hạ tầng ngày một khang trang, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh trên địa bàn. QP- AN, TTATXH luôn ổn định và giữ vững. Năm 2017, xã đạt 15/19 tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng và thăm Ca-na-đa

Ngày 11-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng và thăm Ca-na-đa, từ ngày 8 đến 10-6, theo lời mời của Thủ tướng Ca-na-đa G.Tru-đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục