(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu, đến hết tháng 5, doanh số cho vay trên địa bàn huyện đạt 47.372 triệu đồng với 1.701 lượt khách hàng được vay vốn.
Doanh số thu nợ đạt 36.340 triệu đồng. Tổng dư
nợ 14 chương trình tín dụng đạt 251.836 triệu đồng với 7.962 hộ còn dư nợ. Về
cơ cấu tín dụng gồm dư nợ cho vay ngắn hạn 728 triệu đồng, dư nợ cho vay trung
hạn 237.560 triệu đồng, dư nợ cho vay dài hạn 13.547 triệu đồng. Các chương
trình tín dụng chủ yếu thực hiện uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị xã hội.
Về chất lượng tín dụng, nợ quá hạn 360 triệu đồng,
chiếm 0,14% tổng dư nợ; nợ khoanh 79 triệu đồng. Toàn huyện có 23 điểm giao
dịch phục vụ công tác cho vay, thu nợ và giải quyết các nghiệp vụ NHCSXH khác
tại địa phương và mạng lưới 230 tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở, số tiền gửi
tiết kiệm qua tổ trong 5 tháng đạt trên 5 tỷ đồng.
Đ.T
(HBĐT) -Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty CPTM Dạ Hợp không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý với trên 80 lao động, cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên và công nhân lao động có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn TP Hòa Bình nói riêng và tỉnh Hoà Bình nói chung.
(HBĐT) - Ở vùng bưởi đỏ Tân Lạc, ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối được biết đến là một trong những nông dân trồng bưởi đầu tiên và hiệu quả nhất. Với 5.000 m2 đất, ông trồng hơn 120 gốc bưởi đỏ, mỗi vụ thu được không dưới 600 triệu đồng. Hiện giờ, ông đã nhân diện tích trồng bưởi lên hơn 5 ha.
(HBĐT) - Với mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2020, những năm qua, huyện Lương Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp để xã hội hóa từ nội lực và ngoại lực. Phấn đấu từng bước vững chắc đạt các tiêu chí một cách bền vững.
(HBĐT)-"Vốn là xóm thuần nông nhưng theo guồng công nghiệp hóa, xóm Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã phải chuyển 20, 6 ha đất các loại sang xây dựng các nhà máy (trong đó có trên 20 ha đất sản xuất nông nghiệp).
(HBĐT) - Năm 2012, thu nhập bình quân của 12 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Kim Bôi đạt 8 triệu đồng /người/năm, đến hết năm 2017 đã tăng lên 19, 5 triệu đồng/người, cao hơn thu nhập bình quân chung của toàn huyện. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa từ 80% giảm còn gần 30%... Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Đây là kết quả nổi bật có được từ mô hình phát triển kinh tế gắn với QP -AN các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2012- 2017.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 5/6/2018 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP” giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, chỉ đạo trong giai đoạn 2018 – 2020 sẽ chú trọng xây dựng và phát triển 15 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa đảm bảo ATTP.