(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013 đã có hơn 17 ngàn hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, đó là nền tảng quan trọng góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, gia đình ông Ngần Văn Siêu ở xóm Cha, xã
Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư nuôi bò phát triển kinh tế gia đình.
Trước đây, ở xóm Cha, xã Tòng Đậu, huyện Mai
Châu, bà con trong xóm đều "cám cảnh” cho hoàn cảnh gia đình ông Ngần Văn Siêu
bởi gia đình có 5 khẩu chỉ trông chờ vào 1.800 m2 cấy lúa. Dù có chăm chỉ làm
ăn nhưng cái nghèo cứ quanh quẩn. Từ diện thiếu đói, đến nay, nhà ông Siêu đã
có bát ăn, bát để. Khoản tiền 20 triệu đồng được vay từ NHCSXH, ông Siêu đầu tư
nuôi bò. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, đồng vốn chính sách đã giúp gia đình ông thoát
khỏi đói nghèo.
Trường hợp của ông Siêu chỉ là một trong hơn 17 ngàn
hộ cận nghèo trong toàn tỉnh được vay vốn và đã phát huy hiệu quả vốn chính
sách. Chương trình cho vay hộ cận nghèo ngay từ khi mới triển khai đã nhận được
sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong
tỉnh. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần không nhỏ trong xóa
đói, giảm nghèo ở địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống. Hàng năm, UBND
các xã đều phối hợp với các tổ chức, đoàn thể rà soát các hộ nằm trong diện
được vay vốn để lập danh sách đề nghị NHCSXH huyện cho vay. Việc xét duyệt các
tiêu chuẩn vay vốn được công khai, minh bạch, góp phần tạo sự đoàn kết, thống
nhất trong từng tổ cũng như tăng cường trách nhiệm giữa các thành viên.
Trong hoạt động ủy thác, các tổ TK&VV luôn coi
trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Tổ trưởng cùng các
thành viên có trách nhiệm theo dõi, giám sát
việc sử dụng nguồn vốn. Các tổ còn tư vấn, hướng dẫn các hộ gia đình
cách làm ăn hiệu quả. Qua rà soát, khách hàng đều sử dụng đúng mục đích và bước
đầu phát huy hiệu quả. Công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ,
NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch điều tra, khảo sát số hộ cận nghèo
trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu vay của người dân để xây dựng kế hoạch tín dụng
phù hợp. Ngân hàng cũng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương phân bổ chỉ
tiêu, điều chuyển vốn giữa 2 chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo để
bảo đảm nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên phối hợp với UBND
các xã, tổ chức hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch
tại xã; bảo đảm giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn của người dân.
Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn tỉnh đạt
trên 118,8 tỷ đồng với 3.683 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ chương
trình tín dụng hộ cận nghèo đạt trên 501 tỷ đồng với 17.564 hộ còn dư nợ.
ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho
biết: Cho hộ cận nghèo vay vốn không chỉ người dân phấn khởi mà cán bộ cũng yên
tâm bởi có thêm cơ sở cho việc giảm nghèo bền vững hơn. Bởi ranh giới giữa hộ
nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh. Do đó, không ít hộ nghèo sau khi vay vốn
của NHCSXH đã thoát nghèo. Chính vì thế, chương trình tín dụng ưu đãi đối với
hộ cận nghèo đã thực sự trở thành nguồn lực "tiếp sức” cho rất nhiều hộ cận
nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định và
thoát hẳn nguy cơ tái nghèo.
Theo kết quả điều tra đa chiều giai đoạn 2016 - 2020,
đến nay, toàn tỉnh còn 31.657 hộ cận nghèo, chiếm 14,88%. Để đồng vốn chính
sách phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phối hợp cùng các
sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp định hướng, hướng dẫn hộ vay cách làm
kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với địa phương
và nhu cầu thị trường. Các hội, đoàn thể, ban giảm nghèo, tổ tiết kiệm và vay
vốn cần tích cực kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc
thu hồi nợ đến hạn; kịp thời bình xét
những hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Có như
vậy, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới phát huy hiệu quả giúp những hộ cận
nghèo vươn lên ổn định cuộc sống một cách bền vững.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa và cây màu vụ xuân đã đủ độ chín. Để tránh rủi ro do thời tiết bất thường và sâu bệnh hại, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, phấn đấu đến khoảng trung tuần tháng 6/2018 sẽ cơ bản hoàn tất thu hoạch, khép lại một vụ sản xuất thành công.
(HBĐT) -Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty CPTM Dạ Hợp không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý với trên 80 lao động, cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên và công nhân lao động có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn TP Hòa Bình nói riêng và tỉnh Hoà Bình nói chung.
(HBĐT) - Ở vùng bưởi đỏ Tân Lạc, ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối được biết đến là một trong những nông dân trồng bưởi đầu tiên và hiệu quả nhất. Với 5.000 m2 đất, ông trồng hơn 120 gốc bưởi đỏ, mỗi vụ thu được không dưới 600 triệu đồng. Hiện giờ, ông đã nhân diện tích trồng bưởi lên hơn 5 ha.
(HBĐT) - Với mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2020, những năm qua, huyện Lương Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp để xã hội hóa từ nội lực và ngoại lực. Phấn đấu từng bước vững chắc đạt các tiêu chí một cách bền vững.
(HBĐT)-"Vốn là xóm thuần nông nhưng theo guồng công nghiệp hóa, xóm Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã phải chuyển 20, 6 ha đất các loại sang xây dựng các nhà máy (trong đó có trên 20 ha đất sản xuất nông nghiệp).
(HBĐT) - Năm 2012, thu nhập bình quân của 12 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Kim Bôi đạt 8 triệu đồng /người/năm, đến hết năm 2017 đã tăng lên 19, 5 triệu đồng/người, cao hơn thu nhập bình quân chung của toàn huyện. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa từ 80% giảm còn gần 30%... Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Đây là kết quả nổi bật có được từ mô hình phát triển kinh tế gắn với QP -AN các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2012- 2017.