(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi và trung du phía Bắc về xây dựng NTM. Sau 7 năm thực hiện Chương trình, với nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn.Để hiểu rõ hơn về cách làm của tỉnh và định hướng trong thời gian tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Anh Quân (thứ hai từ trái sang), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh kiểm tra mô hình trồng tỏi theo chuỗi liên kết tại xã Mai Hạ, huyện Mai Châu.

 

PV: Thưa đồng chí, giai đoạn 2016-2018, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Xin đồng chí đánh giá khái quát về những chuyển biến của nông thôn tỉnh ta từ khi thực hiện Chương trình đến nay?

Đồng chí Nguyễn Anh Quân: Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của người dân, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đạt được những kết quả rất nổi bật. Sau 7 năm triển khai thực hiện (2011 - 2018), Chương trình được các cấp, ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng lớn, có sức lan tỏa và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư. Đặc biệt giai đoạn 2016 - 2018, công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã có bước phát triển toàn diện, đạt được những thành tựu nổi bật. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trong 3 năm (2016-2018) khoảng 6.654,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 2.033,8 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 1.287,3 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.847,2 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 143,1 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 343,2 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 51 xã đạt chuẩn NTM, bình quân số tiêu chí các xã đạt được là 12,62 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 7 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện, từng bước phát triển theo quy hoạch với 100% số xã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phát triển sản xuất, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao. Những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản và toàn diện về chính trị, KT-XH, chất lượng cuộc sống và môi trường ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân nông thôn nhìn chung được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 24,8 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 21%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, 100% trạm y tế xã đã có bác sĩ. Các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển. Nếp sống văn hóa ở các làng, xã có tiến bộ rõ rệt...

PV: Là tỉnh miền núi, nguồn lực còn hạn chế, trong khi xây dựng NTM đòi hỏi nguồn vốn lớn, để tháo gỡ khó khăn này, tỉnh ta đã có những giải pháp nào để huy động nguồn lực và phát huy vai trò chủ thể của người dân, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Anh Quân: Xây dựng NTM là một chương trình khung tổng hợp, rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP-AN nên quá trình triển khai gặp không ít khó khăn. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Hoà Bình được xếp vào địa phương có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng gần như thiếu, yếu và xuống cấp. Trong khi đó, nguồn lực có hạn, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân chưa đúng, cho rằng xây dựng NTM là công việc của Nhà nước nên huy động sức dân còn hạn chế...

Để huy động được nguồn lực xây dựng NTM, tỉnh ta xác định cần phải đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân hiểu rõ: Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ thể, người dân phải chủ động tham gia thì mới thành công. Vấn đề chủ thể, chủ động tham gia của người dân được thể hiện bằng cách đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất...

Bên cạnh đó, tỉnh đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn của các chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để xây dựng NTM. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia vào Chương trình. ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM theo đúng kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đề ra. Đồng thời bổ sung một phần nguồn vốn của ngân sách tỉnh để hỗ trợ các xã, đặc biệt là những xã có thành tích nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình.

Cùng với đó, tỉnh xác định các khâu đột phá và tập trung quyết liệt để thực hiện như: Công tác dồn điền, đổi thửa, xây dựng nhà văn hóa các thôn, xóm, nhà văn hóa các xã và làm đường giao thông nông thôn. Thực hiện thành công 3 mũi nhọn này đã tạo khí thế phấn khởi cho dân, vừa nuôi dưỡng sức dân và được lòng dân. Từ đó vai trò chủ thể của người dân được khơi dậy và phát huy. Các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên cũng nhận thức rõ hơn về chương trình xây dựng NTM. Các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia hiến kế, hiến công, tự nguyện hiến đất để hoàn thành các tiêu chí.

Bên cạnh đó phải kể đến việc tỉnh ta đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả như: Hỗ trợ công tác quy hoạch; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn; hỗ trợ xây nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn; hỗ trợ dồn điền, đổi thửa, máy móc, thiết bị; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả cao; kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo các cấp...

PV: Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng NTM, thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Anh Quân: Trong năm 2018, tỉnh tập trung phấn đấu hoàn thành mục tiêu: có thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn NTM và TP Hòa Bình đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến năm 2020 có 40% xã đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân chung là 15 tiêu chí/xã; không có xã đạt dưới 10 tiêu chí và huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp chính:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng để cán bộ, đảng viên, và nhân dân trong toàn tỉnh hiểu rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM trong phát triển KT-XH và xác định trách nhiệm "chủ thể” của người dân.

Hai là, cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, nhất là đối với những xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.

Ba là, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình. ưu tiên hỗ trợ thực hiện các đề án phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa chính sách của T.ư phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Năm là, tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

Đinh Thắng (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Ngay sau nắng hạn kéo dài, nông dân lại khốn khổ vì mưa to gây ngập úng diện rộng

(HBĐT)- Đợt nắng nóng kéo dài hồi đầu tháng 7 vừa chấm dứt, nông dân chưa kịp vui sướng đón chào những cơn mưa giải cứu vụ mùa, hè thu thoát khỏi nguy cơ hạn hán ngay từ đầu vụ thì mấy ngày qua, mưa to dồn dập lại đẩy họ vào nỗi khốn khổ: đối phó với tình hình ngập úng trên diện rộng đang làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống.

Huyện Kỳ Sơn - hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác giảm nghèo của huyện Kỳ Sơn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017, kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều, huyện còn 504 hộ nghèo, chiếm 6,24%; 359 hộ cận nghèo, chiếm 4,44%. Năm 2018, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6%. Để thực hiện mục tiêu đề ra, hiện nay, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Huy động gần 9 tỷ đồng làm thuỷ lợi

(HBĐT) - Từ đầu năm, ngành nông nghiệp huyện Lạc Sơn thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc quản lý, điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả phục vụ sản xuất; chủ động các giải pháp phòng, chống hạn vụ chiêm - xuân.

Vựa su su Quyết Chiến lay lắt trong mưa lũ...

(HBĐT) Sau mấy ngày chìm trong biển nước, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ, nhiều hộ trồng su su đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra,”số phận” của nhiều diện tích lúa mới cấy cũng đang là dấu hỏi lớn, khi mà nước vẫn ngập trắng nhiều cánh đồng.

161 điểm sạt lở, sạt lở trên 17 vạn m3 nhiều tuyến đường chưa thể lưu thông

(HBĐT) -Theo Sở GTVT, đến chiều ngày 22/7, dù nước đã rút tại nhiều vị trí ngầm tràn, tuy nhiên khối lượng sạt lở trên các tuyến giao thông rất lớn, nhiều tuyến đường vẫn chưa thể lưu thông.

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân của hội viên nông dân xã Kim Truy (Kim Bôi) đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,53%. Trước con số khiêm tốn trên, Hội Nông dân xã Kim Truy đã phát huy tinh thần đoàn kết, vận động hội viên năng động, sáng tạo, xây dựng nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu. Qua đó cải thiện thu nhập cho hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục