Chị Bùi Thị Nhiển, xóm Khoang cho biết, vườn nhãn 1 ha năm ngay chỉ thu được khoảng 8 tấn, giá bán 14-15.000 đồng/kg.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Nhiển, xóm Khoang. Dẫn chúng tôi gia vườn nhãn, chị cười buồn: Đã mấy chục năm trồng nhãn, chưa năm nào nhãn bị mất mùa như năm. Thời tiết mưa nắng nhiều, thành thử năng suất không được như mọi năm. Gia đình chị trồng 1 ha nhãn năm ngoái thu cỡ 20 tấn, giá bán đầu vụ thời điểm nay lên tới 35.000 đồng/kg, sau giảm xuống còn 25000, 20.000 đồng/kg cũng thu được khoảng gần 400 triệu đồng. Năm nay, cũng diện tích đó, năm nay chỉ đạt hơn khoảng 7 tấn, giá bán hiện tại chỉ còn cỡ 15.000 đồng. Thời điểm này năm ngoái tư thương mọi nơi đã đến đặt hàng, lấy cả nhãn chưa chín tới, bán đợt cuối cùng cũng thu vài chục triệu, còn hiện tại chưa thấy ai đến đặt hàng.
Em dâu chị Nhiểm trồng 300 gốc nhãn cả mới và cũ, trong đó có khoảng 200 gốc cho thu năm ngoái thu được 8 tấn, giá bán 18.000 đồng/kg, thu cỡ trăm triệu, năm nay, nhãn mất mùa, chỉ thu được 1/3 năm ngoái. Xóm Khoang là xóm trồng nhãn chủ lực của xã Sơn Thủy, nhiều hộ gia đình có của ăn, của đề, xây nhà mua ô tô, con cái học hành từ trồng nhãn Hương Chi. Thì năm nay, nhãn không được mùa và giá giảm, nhiều hộ ven suối nhãn bị ngập úng, gần như không có thu hoạch.
Đồng chí Bùi Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy cho biết: 20 năm nay, chưa năm nào nhãn Sơn Thủy mất mùa, giá giảm đến vậy. Bây giờ đầu vụ may mắn thì bán được 14.000-15.000 đồng/kg. Gia đình tôi trồng cỡ 2 ha nhãn, năm ngoái nhãn được mùa sản lượng đạt cỡ 40 tấn, còn năm nay chỉ đạt cỡ 25 tấn. Vụ nhãn năm trước, sản lượng nhãn của xã đạt tới 700 tấn, giá trung bình 20.000 đồng/kg, doanh thu toàn xã đạt tới 14 tỷ đồng. Còn năm nay, dù chưa thu hoạch, nhưng sản lượng nhãn của toàn xã dự kiến chỉ đạt cỡ 400-500 tấn. Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy cũng cho biết: Bây giờ đang là thời gian cao điểm của các vùng nhãn ở miền Bắc như Mường Lát, Mai Sơn ( Sơn La); Khoái Châu (Hưng Yên)…nên giá bán thấp là xu thế. Năm nay, thời tiết diễn biết phức tạp nắng nóng, mưa nhiều, nhãn Sơn Thủy cũng chín muộn hơn các vùng khác. Hiện nhãn Sơn Thủy vẫn chưa vào chính vụ, sẽ bất đầu thu khi các vùng nhãn khác hết vụ, hy vọng giá sẽ được cải thiện.
Sơn Thủy là xã tiên phong chuyển đổi cơ cây trồng, đưa cây nhãn vào đồng đất, hiện nhãn là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Đất Sơn Thủy phù hợp với cây nhãn. Nhãn Sơn Thủy có chất lượng tốt, quả to, vỏ mỏng, cùi dầy, ngọt dịu hấp dẫn thu hút khách hàng xã gần. Nhãn Sơn thủy được công nhận thương hiệu tập thể. Diện tích nhãn của xã đã đạt 120 ha, trong đó 70 ha cho thu hoạch. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 21 triệu đồng.
LC