(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 26/7/2018 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Hòa Bình.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh ta có 369.792 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,22%; đất phi nông nghiệp 73.104 ha, chiếm 9,14%; đất đô thị 13.650 ha, chiếm 1,71%. Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 76.113 ha; khu lâm nghiệp 313.097 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 44.738 ha; khu phát triển công nghiệp 2.843 ha; khu đô thị 13.650 ha; khu thương mại - dịch vụ 4.601 ha; khu dân cư nông thôn 46.873 ha. Từ năm 2016 - 2020, có 20.346 ha đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp; đất trồng lúa 4.291 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 1.592 ha; 20.794 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp; 121 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.  


Trung tâm phục vụ hành chính công huyện Tân Lạc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân làm thủ tục đất đai theo quy định của pháp luật.

Phó Giám đốc Sở TN &MT Trần Đức Thắng cho biết: Mục đích Nghị quyết của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Đất đai làm căn cứ thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo cơ hội phát triển bền vững KT -XH của địa phương. Thực hiện nghị quyết có 4 ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Thứ nhất là tạo cơ hội cho địa phương khai thác tiềm năng phát triển kinh tế, đô thị hóa… Thứ 2, quản chặt, không cho dịch chuyển các loại đất như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất lúa. Thứ 3, tạo ra đất có giá trị kinh tế để thu tiền sử dụng đất, như các khu đô thị đang thực hiện. Thứ 4, tạo ra các khu đất thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh…

Nghị quyết của Chính phủ cũng định hướng những công việc của UBND tỉnh phải làm như: UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh. Việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Đây là nội dung của UBND tỉnh đang triển khai. Ngoài ra, xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Nội dung này tỉnh đã thực hiện. Tiếp đến là tỉnh điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn NSNN bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng. Có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, giúp người trồng lúa yên tâm sản xuất. Tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực. Đây là việc tương đối khó khăn đối với tỉnh vì nguồn lực hạn chế.

Nội dung tiếp theo là tiếp tục chỉ đạo việc lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật đất đai làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bảo đảm phù hợp với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Hiện quy hoạch cấp huyện đã phê duyệt xong.

UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang các mục đích khác; hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất rừng và trong việc rà soát, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi chuyển mục đích sử đụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định. Đối với các công trình, dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc trường hợp phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì gửi báo cáo về Bộ TN &MT chủ trì phối hợp với Bộ NN &PTNT thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Quản lý, sử dụng đất đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tập trung phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất; ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai.


Đến nay, tỉnh ta đã thu hút nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Yên Quang (Kỳ Sơn). Trong ảnh: BQL các khu công nghiệp tỉnh đã công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Yên Quang.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trong đó có cơ quan TN &MT công khai nghị quyết, bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch, thực hiện các cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng, thu hút doanh nghiệp đầu tư, trong đó chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiêm túc thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có năng lực triển khai dự án… Đặc biệt, việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ có hiệu quả thiết thực đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn triển khai các dự án trên địa bàn. Cụ thể là Dự án nhà máy bột nhẹ Xuân Thiện, dự án nước sạch ArQua, dự án sân gofl Thung Lũng Nữ Hoàng và sân gofl Đồng Tâm… gỡ vướng cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án. Vì đây là những dự án các doanh nghiệp đăng ký đầu tư khi quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước đã được phê duyệt.

                                                                          Lê  Chung


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục