(HBĐT) - Sáng 17/8, Sở KHĐT đã tổ chức tọa đàm phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hỗ trợ công tác quản lý tài chính cho các doanh nghiệp với sự tham gia của các sở, ngành, đại diện UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn. Với 59,42 điểm, Hòa Bình đứng thứ 52 các tỉnh, thành phố; thuộc nhóm tương đối thấp trong bảng xếp hạng PCI năm 2017, không bị tụt về thứ hạng so với năm 2016. Năm 2015, tỉnh ta đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.


Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm đại diện phòng TMCN Việt Nam cung cấp thông tin về bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đánh giá là sự cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành kinh tế địa phương, những kinh nghiệm, những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của một số tinh, đề xuất giải pháp thực sự có hiệu quả để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình. 

Theo đó, cải thiện chỉ số PCI là quá trình liên tục, cần có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, việc cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số PCI không phải là nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT mà là của tất cả các sở, ngành, địa phương trong thực hiện các giải pháp hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nắm bắt và giải quyết kịp thời, rốt ráo khó khăn, vướng mắc về chính sách pháp luật, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, xây dựng chính quyền đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững…

Mục đích của hội thảo lần này là giúp các đại biểu tham dự hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ số PCI, đề xuất được các giải pháp hữu hiệu, đột phá nhằm cải thiện chỉ số PCI của tỉnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất để các doanh nghiệp hoạt động, thu hút thêm các nguồn lực từ bên ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. 

PV


Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục